Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Điện Biên: Chú trọng phát triển các hợp tác xã ở vùng sâu, vùng xa

Thuỳ Giang - 04:43, 26/11/2023

Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã (HTX) được tỉnh Điện Biên chú trọng quan tâm đẩy mạnh, phát triển trong thời gian qua. Theo đó, lĩnh vực kinh tế tập thể của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, số tổ hợp tác, HTX thành lập mới phát triển khá nhanh, hoạt động ngày càng đa dạng. Việc thành lập mới các HTX được chú trọng hơn tại các xã vùng sâu, vùng xa, xã xây dựng nông thôn mới và các địa bàn có dự án của tỉnh.

3. Bí xanh Tìa Dình do bà con trồng được HTX Thương mại dịch vụ tổng hợp Tìa Dình bao tiêu sản phẩm.
Bí xanh Tìa Dình do bà con trồng được HTX Thương mại dịch vụ tổng hợp Tìa Dình bao tiêu sản phẩm.

Hiện, toàn tỉnh Điện Biên có 411 tổ hợp tác và 310 HTX. Các HTX tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động. Nhiều HTX đã nỗ lực vươn lên, đổi mới về nội dung hoạt động và tổ chức; sản xuất kinh doanh theo hướng đa ngành nghề. Triển khai xây dựng các mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị; liên kết, tham gia chuỗi giá trị ở các HTX được tăng cường. Một số chính sách đối với khu vực kinh tế tập thể được triển khai hỗ trợ thiết thực, có hiệu quả.

Tại Điện Biên, HTX hoạt động ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải. Ở mỗi lĩnh vực đều có những thành tựu nhất định. Trong đó có HTX Hồng Phước (bản Phiêng Ba, xã Nà Tấu, TP. Điện Biên) vừa được vinh danh là 1 trong số 63 HTX nông nghiệp tiêu biểu toàn quốc năm 2023.iàng A Sử, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ tổng hợp Tìa Dình tìm được thị trường đầu ra hiệu quả cho bí xanh Tìa Dình. Toàn xã Tìa Dình có khoảng 100ha đất trồng bí xanh với trên 100 hộ dân tham gia. Bí xanh nơi đây nổi tiếng thơm ngon, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2021. So với các loại cây trồng cũ, bí xanh mang lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần, vì vậy bà con ở đây rất vui mừng, phấn khởi hợp tác với HTX Tìa Dình. HTX cũng hỗ trợ bà con về kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản để đảm bảo chất lượng, hướng tới nông nghiệp sạch phát triển bền vững, lâu dài. 

Bà con tập kết bí xanh Tìa Dình để HTX thu mua mang đi tiêu thụ
Bà con tập kết bí xanh Tìa Dình để HTX thu mua mang đi tiêu thụ

Anh Lò Văn Pâng, Giám đốc HTX Hồng Phước cho biết: HTX thành lập vào tháng 11/2004 trong điều kiện rất nhiều khó khăn. Ban đầu, HTX chỉ triển khai thu mua, sản xuất miến dong, nhưng đến hiện tại, HTX đang vận hành các lĩnh vực: trồng trọt, chế biến, cung ứng phân bón, giống cây trồng, vật nuôi. 

Sau 20 năm xây dựng, HTX Hồng Phước đã có bước phát triển mạnh mẽ. Ngày đầu thành lập, HTX chỉ có 7 thành viên, vốn điều lệ vỏn vẹn 200 triệu đồng, đến nay đã phát triển lên 20 thành viên, vốn điều lệ tăng lên 5 tỷ đồng... HTX vẫn duy trì việc sản xuất miến dong, trở thành thương hiệu OCOP Miến dong Hồng Phước nổi tiếng tại Điện Biên và trên toàn quốc. Hiện, HTX có vùng nguyên liệu khoảng 50 ha cây dong riềng, quy mô sản xuất được mở rộng, với 1 cơ sở làm miến dong và 4 cơ sở sản xuất bột dong riềng tại các xã: Nà Tấu (2 cơ sở), Pu Nhi (huyện Điện Biên Đông), Nậm Nèn (huyện Mường Chà). Mỗi cơ sở sản xuất bao tiêu sản phẩm cho bà con tại địa phương với sản lượng khoảng trên 3.000 tấn củ/vụ, tạo công ăn việc làm ổn định cho bà con.

Bên cạnh đó, HTX Hồng Phước đã đầu tư, mở rộng hình thức sản xuất, kinh doanh: trồng mắc ca (khoảng 30 ha); cà phê, cây ăn quả (mỗi loại khoảng 5ha); nuôi cá (khoảng 0,5ha ao), nuôi khoảng 300 con dê sinh sản và dê thịt…

(CĐ HTX) Điện Biên: Chú trọng phát triển các hợp tác xã tại các xã vùng sâu, vùng xa 2
Trang trại trồng bí xanh của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh (xã Thanh Yên, huyện Điện Biên)
Trang trại trồng bí xanh của HTX Nông nghiệp công nghệ cao Phú Mỹ Xanh (xã Thanh Yên, huyện Điện Biên)

Với sự linh hoạt của vị Giám đốc tài năng, HTX đã thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho trên 100 lao động tại địa phương, mức thu nhập trung bình từ 7- 10 triệu đồng/tháng.

Anh Lò Văn Pâng cũng chia sẻ, trên hành trình phát triển, HTX đã được tỉnh, chính quyền địa phương, Liên minh HTX tạo điều kiện về nhiều mặt để có thể phát triển sản xuất, kinh doanh đạt thành quả như ngày nay.

Các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể, HTX, anh đều nắm được. HTX Hồng Phước được tư vấn, hỗ trợ từ những ngày đầu, từ trình tự thủ tục, hỗ trợ xây dựng hồ sơ để thành lập HTX. Trong quá trình hoạt động, HTX được tư vấn hố trợ về vốn, về kĩ thuật nuôi trồng, đặc biệt là các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện, HTX có nhiều sản phẩm tiêu biểu như miến dong, macca... đều được bày bán tại các Hội chợ thương mại của tỉnh, cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh cũng như một số sự kiện mang tầm cỡ quốc gia.

Ông Phí Văn Dương, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Điện Biên khẳng định: Liên minh HTX tỉnh Điện Biên đã luôn phát huy vai trò là cơ quan tham mưu giúp việc cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể; làm tốt chức năng đại diện, tư vấn, hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các HTX thành viên. Trong đó, Liên minh HTX tỉnh chú trọng tuyên truyền và chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khoá XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; Luật HTX năm 2023. Liên minh HTX tỉnh cũng chú trọng tới công tác phối hợp để triển khai các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất cho khu vực KTTT, đặc biệt là các HTX có sản phẩm OCOP; tăng cường hỗ trợ vốn cho các HTX thành viên để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của các HTX Nông nghiệp tại Điện Biên được bày bán tại Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Điện Biên
Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của các HTX Nông nghiệp tại Điện Biên được bày bán tại Cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Điện Biên

Ông Phí Văn Dương cũng cho biết, trong thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh, sẽ phối hợp xây dựng Quỹ Hỗ trợ phát triển HTX, triển khai Đề án xây dựng HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị theo Nghị quyết của Ban chấp hành Liên minh HTX Việt Nam; tư vấn, hỗ trợ các HTX, tổ hợp tác tiếp cận, áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hiện nay, nhiều HTX của Điện Biên đã ứng dụng chuyển đổi số hiệu quả vào sản xuất, kinh doanh. Nhiều HTX chủ động liên kết với nông dân sản xuất, tạo sản phẩm và tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Thào A Giàng, Giám đốc HTX Dứa Mường Nhà cho biết: HTX hợp tác với khoảng 300 hộ dân ở 6 bản trồng dứa mật, trong đó trồng nhiều nhất tại bản Pu Lau với hơn 30ha. HTX tiến hành bao tiêu sản phẩm dứa Pu Lau cho dân bản. Từ việc chuyển đổi cơ cấu làm nương không hiệu quả sang trồng dứa đã mang lại thu nhập cao cho người dân, giúp xoá đói, giảm nghèo cho người dân Mường Nhà.

Tương tự, anh Giàng A Sử, Giám đốc HTX Thương mại dịch vụ tổng hợp Tìa Dình tìm được thị trường đầu ra hiệu quả cho bí xanh Tìa Dình. Toàn xã Tìa Dình có khoảng 100ha đất trồng bí xanh với trên 100 hộ dân tham gia. Bí xanh nơi đây nổi tiếng thơm ngon, được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao từ năm 2021. So với các loại cây trồng cũ, bí xanh mang lại thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần, vì vậy bà con ở đây rất vui mừng, phấn khởi hợp tác với HTX Tìa Dình. HTX cũng hỗ trợ bà con về kỹ thuật trồng trọt, thu hoạch, bảo quản để đảm bảo chất lượng, hướng tới nông nghiệp sạch phát triển bền vững, lâu dài.

Gian hàng của HTX Quà Điện Biên tham gia xúc tiến thương mại
Gian hàng của HTX Quà Điện Biên tham gia xúc tiến thương mại

Nhìn chung, mô hình HTX sản xuất gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, hàng hoá luôn được tỉnh chú trọng phát triển. Mô hình này được khuyến khích gắn với các Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Để các HTX vận hành hiệu quả, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền để các thành viên HTX hiểu được lợi ích của kinh tế tập thể và tham gia HTX. Nhiều thành viên đã được tham gia tham quan mô hình HTX điển hình tiên tiến để học hỏi, nhằm nhân rộng, nâng cao nhận thức của người dân và các cấp, các ngành về mô hình HTX kiểu mới. Các HTX mới được thành lập được định hướng gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đẩy mạnh phát triển địa bàn xã chưa có HTX, địa bàn vùng sâu, vùng xa; các HTX tập trung vào trồng cây macca và dược liệu theo kế hoạch, dự án đã được tỉnh phê duyệt.  

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.