Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Điện Biên: Đa dạng hóa truyền thông dân số

PV - 07:15, 02/12/2022

Thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Điện Biên đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm về công tác dân số. Trong đó, việc đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động chính sách pháp luật về nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn được triển khai rộng khắp ở các huyện của tỉnh Điện Biên.
Chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến các vùng đông dân, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn được triển khai rộng khắp ở các huyện của tỉnh Điện Biên.

Truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác dân số, giúp người dân được tiếp cận với các chính sách về dân số của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức, dần thay đổi hành vi, hướng tới nâng cao chất lượng dân số. Xác định rõ điều này, Chi cục DS-KHHGĐ đã đổi mới toàn diện và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông.

Tại xã Mường Báng (huyện Tủa Chùa), nơi có trên 10.000 nhân khẩu với hơn 2.000 hộ, việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ còn hạn chế do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Cán bộ dân số tại địa bàn, Trạm Y tế xã đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, tập trung vào công tác truyền thông, tư vấn. Hàng tháng, tổ chức xuống từng thôn, bản tuyên truyền đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản áp dụng biện pháp tránh thai an toàn, vận động mỗi cặp vợ chồng sinh từ 1 đến 2 con để có điều kiện nuôi dạy cho tốt. Chị Tòng Thị May, cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã Mường Báng cho biết: Công tác tuyên truyền, vận động chị em được triển khai tại buổi họp thôn. Nội dung khuyến khích chị em trong tuổi sinh đẻ đến trạm y tế xã đặt vòng, uống thuốc tránh thai và tiêm thuốc tránh thai; tuyên truyền Luật Hôn nhân và Gia đình (nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn...).

Chi cục DS-KHHGĐ đã triển khai công tác truyền thông, vận động chính sách pháp luật về nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, dễ hiểu, phù hợp với nhiều nhóm đối tượng. Cụ thể như hình thức truyền thông lưu động, xây dựng pano, khẩu hiệu, sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép đưa dịch vụ KHHGĐ về cơ sở... Trong đó, hình thức tuyên truyền hai chiều, như tư vấn đối thoại trực tiếp đã giúp người dân được giải đáp trực tiếp những thắc mắc cụ thể. Hàng năm, Chi cục DS-KHHGĐ cũng thường xuyên tổ chức các chiến dịch truyền thông, lồng ghép đưa dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kế hoạch hóa gia đình đến người dân. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị như: Trung tâm Chính trị các huyện; hội Liên hiệp Phụ nữ; đoàn thanh niên; các trường dân tộc nội trú; trường trung học cơ sở bán trú... đẩy mạnh tuyên truyền, vận động trực tiếp tới người dân, nhất là nhân dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa.

Cán bộ dân số xã Huổi Lèng (Mường Chà) hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc tránh thai
Cán bộ dân số xã Huổi Lèng (Mường Chà) hướng dẫn người dân cách sử dụng thuốc tránh thai

Bà Vũ Thị Thùy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Việc tuyên truyền, vận động trong công tác dân số được đổi mới toàn diện về nội dung và phương pháp. Đội ngũ cán bộ dân số các cấp, các ngành tiếp tục được quan tâm, nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu chuyển hướng sang chính sách dân số và phát triển. Tùy theo địa bàn, đối tượng truyền thông có sự thay đổi trong vận động; nội dung tuyên truyền tập trung hướng về cơ sở, góp phần nâng cao nhận thức, thực hành về bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh. Chương trình, phương pháp giáo dục dân số, sức khoẻ sinh sản cho thế hệ trẻ được triển khai linh hoạt, phù hợp thực tế giúp hình thành kiến thức và kỹ năng về dân số, sức khoẻ sinh sản đúng đắn, có hệ thống ở giới trẻ.

Trong năm 2022, các mô hình “Bản thực hiện tốt chính sách dân số, bản không sinh con thứ 3” tiếp tục được Chi cục DS-KHHGĐ duy trì và xây dựng với ước tính gần 1.000 người nghe. Cơ quan DS-KHHGĐ các cấp đã tuyên truyền cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, kế hoạch hóa gia đình lồng ghép các nội dung về dân số và phát triển cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho trên 25.000 người; tư vấn 2.350 lần cho trên 4.700 lượt người. Cơ quan DS-KHHGĐ tỉnh thực hiện truyền thông cung cấp kiến thức cho học sinh/sinh viên tại 23 trường THPT, 121 trường THCS và 9 trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh; thực hiện truyền thông tại xã, thôn, bản 596 lần cho trên 14.800 người nghe.

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.