Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Điện Biên đẩy mạnh công tác xóa mù chữ ở vùng sâu, vùng xa

Minh Anh - 23:47, 28/04/2023

Thời gian qua, thực hiện nhiệm vụ xóa mù chữ ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên đã nỗ lực triển khai và đạt gần 97% kế hoạch đề ra.

Điện Biên đẩy mạnh công tác xoá mù chữ ở vùng sâu, vùng xa. Ảnh TL
Điện Biên đẩy mạnh công tác xóa mù chữ ở vùng sâu, vùng xa. (Ảnh TL)

Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Điện Biên, trong năm 2022, các cơ sở giáo dục trên địa bản tỉnh đã mở được 28 lớp xóa mù chữ với 619 học viên tham gia chương trình xóa mù chữ giai đoạn 2, đạt 96,87% kế hoạch giao (kế hoạch giao là 29 lớp, 639 học viên).

Theo đó, các lớp xóa mù chữ được phân bố ở các huyện gồm: Tuần Giáo 8 lớp với 125 học viên, Mường Chà 7 lớp với 140 học viên, Điện Biên Đông 7 lớp với 200 học viên, Nậm Pồ 4 lớp với 94 học viên, Mường Nhé 3 lớp với 60 học viên.

Với đặc thù là địa phương vùng cao biên giới gồm 19 dân tộc (Mông, Thái, Dao, Khơ Mú, Kháng, Lào, Hà Nhì… ) ngành Giáo dục tỉnh Điện Biên đặc biệt chú trọng đến công tác xoá mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS. Đặc biệt, thực hiện Thông tư 33 về hướng dẫn công tác xóa mù chữ của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Điện Biên đã tập huấn thực hiện chương trình xóa mù chữ giai đoạn 1 cho toàn bộ giáo viên trực tiếp dạy xóa mù chữ.

Theo kế hoạch, năm 2023 các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ mở 54 lớp với quy mô 1.223 học viên. Hiện đã có một số huyện triển khai mở lớp, như: Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ảng, Điện Biên Đông với 36 lớp, tổng 876 học viên.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.