Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Điện Biên: Đối diện nguy cơ hạn hán tăng cao

Vũ Lợi - 14:29, 20/03/2020

Thời tiết nắng nóng kéo dài, các công trình thủy lợi trong tỉnh không đảm bảo nước tưới khiến hàng trăm ha lúa vụ Đông - Xuân 2019-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đứng trước nguy cơ hạn hán. Trước tình hình đó, người dân và chính quyền các địa phương đang khẩn trương triển khai các biện pháp chống hạn hán cho lúa, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp.

Công nhân Công ty TNHH Quản lý thủy nông Ðiện Biên vận hành trạm bơm dã chiến, cứu những diện tích lúa khô hạn
Công nhân Công ty TNHH Quản lý thủy nông Ðiện Biên vận hành trạm bơm dã chiến, cứu những diện tích lúa khô hạn

Vụ Đông-Xuân 2019 - 2020, toàn tỉnh Điện Biên gieo cấy khoảng 9.230ha lúa. Tuy nhiên từ đầu vụ tới nay, nhiều diện tích gieo cấy phải hứng chịu thời tiết nắng nóng kéo dài, ít mưa. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên: Hiện nay, đã có khoảng 400ha lúa bị hạn hán và gần 500ha lúa đang tiếp tục có nguy cơ hạn hán. Nguyên nhân là do thời tiết khô hanh kéo dài, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn xuống thấp, các khe suối cạn kiệt không đủ nước phục vụ sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Duyên, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Quản lý thủy nông Điện Biên, cho biết: Năm nay lượng mưa rất ít, ngay từ đầu vụ các hồ thủy lợi đã tích nước không đủ dung tích so với kế hoạch. Đến cuối tháng 2 vừa qua, mực nước của 12 hồ chứa thủy lợi do đơn vị quản lý, vận hành trên địa bàn đều xuống thấp lịch sử và sẽ chạm đáy nếu thời tiết tiếp tục khô hạn kéo dài. Tình trạng này khiến các công trình thủy lợi, không đủ nước tưới, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của cây trồng của địa phương.

Trước tình hình đó, Công ty TNHH Quản lý thủy nông Điện Biên đã triển khai lắp đặt 3 trạm bơm dã chiến công suất khoảng 200m3/giờ cùng với 4 trạm bơm dã chiến của UBND huyện Điện Biên để bơm nước tưới cho những diện tích lúa bị khô hạn. Đồng thời, Công ty cũng phối hợp với UBND các xã điều tiết nước, tổ chức tưới luân phiên, tuyên truyền người dân sử dụng tiết kiệm tránh thất thoát nguồn nước, hạn chế thấp nhất thiệt hại về nông nghiệp do thiếu nước gây ra.

Tin cùng chuyên mục
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.