Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sức khỏe

Điện Biên: Những rào cản trong tiêm chủng mở rộng

Vũ Lợi - 09:47, 05/10/2020

Trong 8 tháng năm 2020, tỉnh Điện Biên có 129/129 xã triển khai tiêm chủng mở rộng, tuy nhiên tỷ lệ đạt thấp, 5/6 chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh nguyên nhân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 khiến nhiều buổi tiêm chủng phải dừng lại thì còn có những rào cản trong nhận thức người dân, kỹ năng truyền thông chưa hiệu quả, cũng như sự thiếu hụt về nhân lực y tế tuyến cơ sở…

Cán bộ y tế truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Cán bộ y tế truyền thông về lợi ích của tiêm chủng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm

Tiêm chủng được coi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, có thể tránh được một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong khi dịch bệnh xảy ra. Tại Điện Biên, hằng năm luôn duy trì thường xuyên 129/129 điểm tiêm chủng tại các trạm y tế xã, phường. Đồng thời, định kỳ tổ chức các buổi tập huấn về an toàn tiêm chủng cho đội ngũ cán bộ y tế và thực hiện đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về an toàn tiêm chủng, quản lý đối tượng trong diện tiêm chủng…

Theo đó, từ đầu năm nay, ngành Y tế tỉnh đã tổ chức 3 hội nghị tập huấn chuyên môn tuyến tỉnh và tuyến huyện về công tác an toàn tiêm chủng, hướng dẫn giám sát tiêm chủng và lập kế hoạch tăng cường hoạt động duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh. Đồng thời, tổ chức 3 đợt giám sát về công tác tiêm chủng mở rộng và phòng, chống dịch bệnh ở tuyến huyện; đẩy mạnh công tác truyền thông tiêm chủng mở rộng tại các thôn, bản; tuyên truyền về thông tin Vacxin, đối tượng tiêm, lợi ích của tiêm các loại Vacxin trong tiêm chủng mở rộng cũng như các phản ứng có thể gặp sau tiêm và cách xử lý kịp thời.

Tuy nhiên, do các nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến kết quả tiêm chủng 8 tháng năm nay đạt tỷ lệ thấp, 5/6 chỉ tiêu giảm so với cùng kỳ năm 2019. Toàn tỉnh có 96/129 xã, phường, thị trấn chậm tiến độ trong tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi. Chậm nhất tại một số huyện vùng cao như: Ðiện Biên Ðông; Mường Nhé, cá biệt huyện Nậm Pồ và thị xã Mường Lay, 100% các trạm y tế xã, phường không đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

Bác sĩ Trần Hạnh Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ cho biết: Nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêm chủng đạt tỷ lệ thấp là bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các đơn vị y tế phải tập trung phần lớn thời gian cho công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh. Nhiều buổi tiêm chủng định kỳ tập trung và lưu động phải dừng lại. Đến đầu tháng 6, ngành Y tế huyện mới bắt đầu triển khai các chương trình mục tiêu của năm. Mặt khác, kỹ năng, phương thức truyền thông của cán bộ y tế làm công tác tiêm chủng tuyến huyện, xã còn hạn chế, trong khi nhận thức của một bộ phận đồng bào DTTS hiểu về lợi ích tiêm chủng phòng bệnh chưa cao. Người dân ở nhiều xã, bản thiếu hưởng ứng và quan tâm đến công tác tiêm chủng, cũng như chưa thực sự tin tưởng việc tiêm Vacxin phòng bệnh.

Trao đổi với bác sĩ Ðàm Thanh Tú, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên), ông cho hay: Ðể công tác tiêm chủng thời gian tới đạt kết quả cao hơn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, trung tâm y tế các huyện xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng buổi tiêm chủng thường xuyên, bảo đảm công tác bảo quản Vacxin tiêm chủng tại tuyến y tế cơ sở. Với các xã đặc biệt khó khăn, cử bác sĩ tăng cường, hỗ trợ, truyền thông trực tiếp về lợi ích tiêm chủng đến từng hộ dân; đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiêm chủng để quản lý, giám sát hoạt động tiêm chủng…

Ðể công tác tiêm chủng thời gian tới đạt kết quả cao hơn, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tập trung chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, trung tâm y tế các huyện xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng buổi tiêm chủng thường xuyên, bảo đảm công tác bảo quản Vacxin tiêm chủng tại tuyến y tế cơ sở”.

Bác sĩ Ðàm Thanh Tú, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm,

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.