Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Điện Biên: Trao truyền nghề làm trang phục truyền thống cho phụ nữ Cống

Hoàng Khánh - 19:23, 05/08/2022

Tỉnh Điện Biên đang thực hiện trao truyền nghề làm trang phục truyền thống cho 20 phụ nữ Cống, nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc rất ít người này tại địa phương.

Phụ nữ Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chăm chỉ học nghề
Phụ nữ Cống ở bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên chăm chỉ học nghề

Theo đó, trong các ngày từ 2 - 31/8, tại bản Púng Bon, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên), Bảo tàng tỉnh Điện Biên tổ chức lớp truyền dạy nghề làm trang phục truyền thống cho 20 phụ nữ dân tộc Cống.

Các học viên tham gia là phụ nữ dân tộc Cống có tuổi đời từ 15 - 50, có khả năng thực hành và truyền dạy cho những người khác trong cộng đồng.

Ông Đặng Trọng Hà, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Điện Biên cho biết: Dưới sự hướng dẫn của 2 nghệ nhân am hiểu về trang phục truyền thống dân tộc Cống, học viên được truyền dạy thực hành cách thức hoàn thiện 2 bộ trang phục của nam và nữ. Bao gồm các quy trình: Chuẩn bị nguyên liệu; kỹ thuật đo, cắt, khâu, chắp, ghép, can vải màu; thêu hoa văn; làm cúc và khuy áo...

Chị em phụ nữ cùng thảo luận kỹ thuật đo, cắt, khâu áo
Chị em phụ nữ cùng thảo luận kỹ thuật đo, cắt, khâu áo

Đây là một trong những hoạt động thiết thực, nhằm giúp cộng đồng người Cống nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy bộ trang phục truyền thống nói riêng, giá trị văn hóa dân tộc nói chung.

Hiện nay đồng bào dân tộc Cống chỉ chiếm khoảng 0,18% dân số và là 1 trong 3 dân tộc rất ít người tại tỉnh Điện Biên. Tại Điện Biên đồng bào sinh sống rải rác ở 5 bản thuộc 3 huyện, gồm: Bản Lả Chà, xã Pa Tần (huyện Nậm Pồ); bản Nậm Kè, xã Nậm Kè (huyện Mường Nhé); các bản Huổi Moi, Si Văn và Púng Bon, xã Pa Thơm (huyện Điện Biên).


Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.