Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Điều chỉnh thời gian biểu cho học sinh trong những ngày giá rét

Quỳnh Chi- Sỹ Đức - 16:46, 12/01/2021

Thời tiết tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục xuống thấp trong những ngày qua. Để bảo đảm giữ ấm và an toàn sức khỏe cho học sinh, nhiều nhà trường đã chủ động điều chỉnh thời gian biểu và cho học sinh ở khu vực miền núi nghỉ học.

Tại Trường Phổ thông Cao Sơn, huyện Bá Thước, nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C
Tại Trường Phổ thông Cao Sơn, huyện Bá Thước, nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C

Tại Thanh Hóa, Trường Phổ thông Cao Sơn, huyện Bá Thước ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, những ngày này nhiệt độ giảm sâu, có thời điểm 1 - 20C. Giá lạnh, kèm theo mưa phùn, nhiều lần nhà trường đã phải đề xuất Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho các em nghỉ học, bảo đảm giữ ấm cho học sinh.

Thầy Nguyễn Thế Tài, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cao Sơn cho biết, với đặc thù trường vùng cao, Nhà trường thường xuyên phải điều chỉnh thời gian học, buổi sáng đến muộn, buổi chiều học sớm, nhưng khi nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương mù là phải cho các em nghỉ học.

Giáo viên Trường Mầm non Sơn Thủy phải đốt lửa để các em học sinh sưởi ấm trong những ngày giá rét
Giáo viên Trường Mầm non Sơn Thủy phải đốt lửa để các em học sinh sưởi ấm trong những ngày giá rét

“Nhiệt độ ở Cao Sơn thấp thường xuyên, nếu khoảng 6 - 70C trời nắng ấm thì vẫn học bình thường vì trời sáng, nhưng nếu có sương mù thì không thể học được vì không có điện. Thường xuyên thấp dưới 100C, nhưng dưới 50C thì phải cho các cháu nghỉ học, không thể đưa các cháu đến học vì đi đường lạnh giá không bảo đảm an toàn”, thầy Tài nói.  

Phụ huynh huyện huyện Kỳ Sơn hỗ trợ củi cho các nhà trường trong những ngày mưa rét. Ảnh: Đào Thọ
Phụ huynh huyện huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) hỗ trợ củi cho các nhà trường trong những ngày mưa rét. Ảnh: Đào Thọ

Tại huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa), ông Lê Đình Xuân, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quan Sơn cho biết, những ngày qua, nhiệt độ thường xuyên dưới 100C, đặc biệt khu vực vùng sâu, vùng xa. Các trường đã căn cứ điều kiện thời tiết, chủ động điều chỉnh thời gian học, cho học sinh không phải đến trường quá sớm; khi cần thiết có thể cho học sinh nghỉ học và bố trí học bù vào thời điểm thích hợp.

“Tuy nhiên sáng 11/1, do nhiệt độ tại địa phương xuống thấp, trời chuyển rét mạnh, nên phải cho các em nhỏ bậc mầm non và tiểu học trên toàn huyện tạm thời nghỉ học để bảo đảm sức khỏe. Riêng đối với học sinh THCS, Nhà trường vẫn yêu cầu phụ huynh khi các cháu đến trường phải bảo đảm độ ấm, kể cả tất chân, quần áo. Đặc biệt các cháu mầm non khi đến trường phải bảo đảm hệ thống mặt sàn ấm cho các cháu và tiếp tục theo dõi tình hình thời tiết để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời”, ông Xuân cho biết.

Tại vùng núi cao tỉnh Nghệ An, nhiệt độ mấy ngày qua xuống thấp, có nơi 1 - 20C như Mường Lống, Na Ngoi, Mường Ải của huyện Kỳ Sơn, xã Nhôn Mai của huyện Tương Dương… Ông Phan Văn Thiết, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn cho biết, đối với huyện miền núi Kỳ Sơn vào mùa Đông nhiệt độ dưới 100C là thường xuyên vì vậy không thể căn cứ dưới 100C là cho học sinh nghỉ được.

“Thực tế ở Kỳ Sơn nếu căn cứ dưới 100C nghỉ học thì nghỉ cả tháng. Chính vì vậy phải theo tình hình thực tế, chỉ có quá rét thì nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học và báo cáo Phòng. Nay mai mà những vùng như Na Ngoi lạnh xuống thấp thì phải cho học sinh nghỉ”, ông Thiết nói.

Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An lý giải, với đặc thù những vùng núi cao, việc cho học sinh nghỉ học căn cứ vào thực tế, không căn cứ vào nhiệt độ, quan điểm là phải bảo đảm sức khỏe cho học sinh.

Giờ ra chơi bên đống lửa của học sinh Trường Tiểu học Hữu Khuông (Tương Dương).
Giờ ra chơi bên đống lửa của học sinh Trường Tiểu học Hữu Khuông, huyện Tương Dương. (Ảnh: BNA)

“Nếu như ở Nghệ An mà nhiệt độ cứ dưới 100C cho các em nghỉ thì một số vùng nghỉ cả tháng. Khi chúng tôi lên Mường Lống, nhiệt độ khoảng 60C, các em vẫn học trong phòng được che chắn ấm. Nhưng nếu để các em ở nhà, bố mẹ lên nương, không có ai chăm sóc. Nhà trường chủ động, nhưng phải bảo đảm sức khỏe cho các em là số 1”, ông Hoàn nêu ý kiến.

Còn tại Hà Tĩnh, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT, tỉnh đã có công văn hướng dẫn các trường triển khai các biện pháp bảo đảm giữ ấm cho học sinh và linh động trong việc cho học sinh nghỉ học. Các trường ở Hà Tĩnh cũng đã thực hiện điều chỉnh giờ học, tạm dừng các hoạt động ngoài trời đối với học sinh; chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc thông dụng, dụng cụ y tế, sẵn sàng chăm sóc sức khỏe cho học sinh.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.