Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Đô Lương (Nghệ An): Đầu tư dở dang, trạm bơm tiền tỷ “đắp chiếu”

Vi Trạch Dương - 10:39, 03/03/2020

Năm 2014, xã Hồng Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) được phê duyệt tổng kinh phí gần 7,2 tỷ đồng để đầu tư xây dựng trạm bơm phục vụ tưới tiêu cho Nhân dân trên địa bàn. Nhưng đến nay, dù đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng, trạm bơm vẫn dang dở, còn người dân thì thiếu nước sinh hoạt, sản xuất trầm trọng.

Công trình trạm bơm tiền tỷ đắp chiếu
Công trình trạm bơm tiền tỷ đắp chiếu

Theo ông Tạ Hữu Tam, Xóm trưởng xóm 5, xã Hồng Sơn, trước đây, người dân của xóm 5 cũng như các xóm xung quanh không thiếu nước sản xuất và sinh hoạt. Từ năm 1968, xã đã có trạm bơm (bơm dầu) Cồn Rỏi, lấy nước từ đập Bỉ của khe Thung Mây, đủ cung cấp nước tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của bà con. 

Sau hàng chục năm hoạt động, trạm bơm Cồn Rỏi xuống cấp, nên năm 2014 xã đã xin chủ trương và được phê duyệt dự án xây dựng trạm bơm Cồn Rỏi mới. 

“Bà con chúng tôi vô cùng phấn khởi. Nhưng trạm bơm thi công gần xong thì tự nhiên ngừng, làm cho nhiều năm qua dân làng chúng tôi vô cùng khốn đốn vì không có nước tưới tiêu. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên xã nhưng cũng chẳng có động tĩnh gì”, ông Tam nói.

Còn ông Trương Đình Sáu, Xóm trưởng xóm 4, xã Hồng Sơn thắc mắc: “Không hiểu vì sao dự án trạm bơm bỏ dở chừng, trong khi người dân đang rất cần nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Các cuộc họp cử tri nói rất nhiều về dự án này nhưng đâu vẫn vào đấy”. Không có nước tưới tiêu nên nhiều nông dân trong xã Hồng Sơn đã buộc phải bỏ ruộng. 

Đem những bức xúc của người dân trao đổi với ông Nguyễn Trọng Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn, được biết dự án xây dựng trạm bơm Cồn Rỏi được phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư là 7,175 tỷ đồng. Dự án do Công ty TNHH Việt Hà (trụ sở ở xã Vân Sơn, Đô Lương) trúng thầu thi công. Trạm bơm hoàn thành sẽ tưới tiêu cho 165ha đất sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của xã Hồng Sơn. 

Theo ông Tuấn, dự án được khởi công xây dựng vào tháng 1/2014; nhưng Công ty Việt Hà thi công được hơn 2/3 thì ngừng. Nguyên nhân là do ngân sách của địa phương gặp khó khăn không có kinh phí để giải ngân tiếp trong khi xin nguồn là rất khó. Dù dự án “đắp chiếu” nhưng cũng đã giải ngân được hơn 3 tỷ đồng.

Ông Tuấn khẳng định, đây là công trình mà cán bộ và Nhân dân trên địa bàn rất mong mỏi. Nhiều lần xã tìm giải pháp, xin chủ trương của huyện bố trí vốn để hoàn thành công trình, nhưng đến nay vẫn “giậm chân tại chỗ”. 

“Việc dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của bà con. Các cuộc họp cử tri người dân cũng phản ánh rất gay gắt về dự án này. Năm nào chúng tôi cũng lập tờ trình xin huyện bố trí kinh phí nhưng vẫn chưa được phê duyệt”, ông Nguyễn Trọng Tuấn phân trần.

Từ thực tế cho thấy, công trình trạm bơm Cồn Rỏi bị chậm tiến độ đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sản xuất của người dân xã Hồng Sơn và sâu xa hơn, sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân trên địa bàn. Hiện nay, công trình đã giải ngân được khoảng 1/2 tổng nguồn vốn; nếu không tiếp tục được bố trí vốn để hoàn thành thì cũng có nghĩa, số kinh phí đã giải ngân đang bị “đắp chiếu”. Đây là vấn đề mà UBND huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An cần xem xét có giải pháp thấu đáo.

Việc dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và cuộc sống của bà con. Nhiều lần xã tìm giải pháp, xin chủ trương bố trí vốn để hoàn thành công trình, nhưng đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”“.

Ông Nguyễn Trọng Tuấn,

Chủ tịch UBND xã Hồng Sơn.

Tin cùng chuyên mục
Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.