Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sự kiện - Bình luận

Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh

Sỹ Hào - 08:03, 14/02/2021

Đón Xuân Tân Sửu 2021, quyết tâm đưa lĩnh vực công tác dân tộc lên tầm cao mới của cả hệ thống chính trị và hơn 14,2 triệu đồng bào các DTTS đã được kết tinh thành khối thống nhất tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 – một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 là một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc.
Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 là một biểu tượng đặc biệt về khối đại đoàn kết các dân tộc.

Đất nước ta đã đi qua một năm 2020 đầy khó khăn, thách thức. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức” - trong năm đầy biến động này đã bừng sáng tinh thần đại đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam. Sức mạnh đó đưa nước ta trở thành điểm sáng trên toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19; tạo nền tảng để Việt Nam trở thành một trong rất ít nước trên thế giới đạt mức tăng trưởng kinh tế dương cũng như bảo đảm tốt các chính sách an sinh xã hội.

Sự phát triển của đất nước đến từ thành công của các địa phương. Năm 2020, bên cạnh các tỉnh, thành phố luôn đạt mức tăng trưởng cao thì các tỉnh khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống cũng đã nỗ lực để đạt mức tăng trưởng khá.

Những thành tựu của các địa phương vùng DTTS và miền núi trong một năm đầy khó khăn, thử thách này không phải tự nhiên mà có. Nhìn lại quá trình thực hiện Chiến lược công tác dân tộc trong 10 năm qua (2011 - 2020) để thấy rõ, thực hiện chủ trương của Đảng về lĩnh vực công tác dân tộc, với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và ý chí không để bị bỏ lại phía sau, các địa phương vùng DTTS và miền núi đã quyết tâm làm thay đổi diện mạo của buôn làng, phum sóc, quyết tâm đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc.

Nhớ lại 10 năm trước, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ Nhất (tháng 5/2010), đón Xuân Tân Mão 2011, đồng bào các DTTS đón niềm tin và kỳ vọng mới khi Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về Công tác dân tộc. Đây là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, là khung pháp lý để tổ chức thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Và đón Xuân Quý Tỵ 2013, Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013. Chiến lược đã cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân tộc qua việc xác định các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020, từ đó huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc.

Từ 2 văn bản đặc biệt quan trọng này, lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc đã có những bước đột phá mạnh mẽ; nhất là trong giai đoạn 2016 - 2020. Với tinh thần tập trung cao độ, đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm đưa công tác dân tộc lên tầm cao mới, trong nhiệm kỳ vừa qua, công tác dân tộc đã đạt được những kết quả nổi bật, mang dấu ấn lịch sử.

Lĩnh vực công tác dân tộc sau năm 2020 càng được kỳ vọng đột phá hơn khi trong hai năm cuối của nhiệm kỳ vừa qua, Chính phủ đã giao Ủy ban Dân tộc tham mưu, xây dựng Đề án Tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Đề án Tổng thể đã được Quốc hội khóa XIV phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14; trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Đón Xuân Tân Sửu 2021, hơn 14,2 triệu đồng bào các DTTS trên cả nước thêm kỳ vọng lớn khi Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã được Quốc hội khóa XIV phê duyệt chủ trương đầu tư, bắt đầu thực hiện từ năm 2021. Ðây là lần đầu tiên công tác dân tộc có chương trình mục tiêu quốc gia, là giải pháp quan trọng mang tính đột phá nhằm tập trung nguồn lực phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi trong giai đoạn tới.

Những thành tựu của lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc sau 10 năm kể từ Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ Nhất đã được đánh giá, tổng kết tại Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020. Tại Đại hội lần thứ II, cùng chia vui với đồng bào các DTTS, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, nhìn một cách tổng quát, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS chưa bao giờ được khởi sắc như ngày nay.

Diện mạo mới vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)
Diện mạo mới vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, thành quả đó một phần là nhờ các chính sách mà Đảng và Nhà nước đã chăm lo cho đồng bào các dân tộc, một phần là những đóng góp xuất sắc của đồng bào các DTTS cho sự phát triển của bản làng, quê hương, đất nước. Thành quả đó cũng là sự kết tụ và giao hòa, thể hiện tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn máu thịt giữa các dân tộc anh em, là “tình đồng chí, nghĩa đồng bào”.

Một năm mới nữa lại về - năm khởi đầu cho một nhiệm kỳ mới với tầm nhìn mới, tư duy mới. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra đường lối phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc cũng mang sứ mệnh mới để hiện thực hóa mục tiêu Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; trong đó nhiệm vụ trước mắt là thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, chính thức triển khai từ Xuân Tân Sửu này.

Sau 10 năm thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ Nhất năm 2010, với những quyết tâm và nguồn lực tập trung đầu tư mạnh mẽ, đến nay, 100% các xã vùng DTTS và miền núi đã có đường ô tô đến trung tâm; 99% trung tâm xã và 80% thôn có điện; 65% xã có hệ thống thủy lợi nhỏ đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống; 80% thôn có đường cho xe cơ giới; hơn 50% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% đồng bào DTTS có bảo hiểm y tế miễn phí.

Tin cùng chuyên mục
Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Du lịch nội địa - Bao giờ mới chuyên nghiệp?

Lạm thu phí tham quan di tích, danh lam thắng cảnh; khâu tổ chức phân luồng kém dẫn đến tình trạng nhốn nháo, lộn xộn, tắc nghẽn trên đường lên tham quan di tích; cáp treo quá tải nhưng nhà ga vẫn tiếp tục bán vé để mặc du khách xếp hàng đợi cả vài tiếng đồng hồ… Đây là thực trạng đã và đang diễn ra nhiều năm nay tại không ít điểm tham quan di tích, danh lam thắng cảnh ở Việt Nam khiến du khách không khỏi bức xúc, thất vọng.