Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Độc đáo Lễ hội Cúng Phước biển

PV - 13:00, 29/01/2018

Đến hẹn lại lên, vào ngày 14 và rằm, tháng Khe Pholkun (theo đại lịch Khmer), người dân xứ biển Vĩnh Châu, TX. Vĩnh Châu, Sóc Trăng lại nhộn nhịp với Lễ hội Chrôy Rum Chêk (Lễ hội Cúng Phước biển) truyền thống diễn ra trong hai ngày hai đêm.

Theo các tài liệu lưu lại, cũng như qua lời kể của các bậc cao niên, đây là lễ hội dân gian lớn nhất ở Vĩnh Châu, đã hình thành hơn 300 năm nay, gắn chặt với tôn giáo của đồng bào Khmer. Đây cũng là dịp để người dân tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân đã có công khai hoang mở cõi, tạo lập vùng đất, tạ ơn trời đất thánh thần cho họ có được cuộc sống ấm no, tạ ơn biển cả đã cho họ nhiều tôm cá, tạ ơn bãi bồi đã cho họ những cánh đồng xanh, hạt vàng nặng trĩu.

Lễ cầu nguyện Quốc thái dân an trong Lễ hội Cúng Phước biển Vĩnh Châu. Lễ cầu nguyện Quốc thái dân an trong Lễ hội Cúng Phước biển Vĩnh Châu.

 

Lễ hội Cúng Phước biển năm nay, diễn ra vào ngày 11 và 12/3/2017 tại khóm Cà Lăng A Biển, phường 2 đã thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến thăm quan, hành lễ và tận mắt chứng kiến các hoạt động sôi nổi.

Phần lễ được bắt đầu bằng các nghi thức thiêng liêng và tổ chức trang trọng rước tượng Phật từ chùa Sêrey Kro Săng (phường 2, TX.Vĩnh Châu) đến khu hành lễ, cùng với đó là các đoàn xe, đội sadăm, dàn nhạc ngũ âm tạo không khí rộn ràng, sôi động, thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc Khmer. Khi tượng Phật được rước đến trước khu hành lễ, các vị chư tăng cùng bà con phật tử tiến hành làm lễ chào Phật kỳ.

Theo ông Thạch Niêu, Trưởng ban Quản trị chùa Sêrey Kro Săng, người có công đầu trong việc định hình lễ hội, là một nhà sư Khmer tên là Ta Hu (cụ Hu). Khi đó, ông dựng một ngôi tháp trên đất giồng cát, thuộc địa điểm tổ chức lễ hội ngày nay để đồng bào phật tử đến thắp hương, thành tâm chiêm bái. Ông chọn ngày rằm (tháng 11 của người Khmer) để làm phước, là thời điểm trời yên, biển lặng, ngư dân nào đi biển về thuyền cũng đầy ắp cá tôm. “Từ đó, Lễ hội Cúng Phước biển được hình thành và phát triển như là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa nhân văn cao đẹp không chỉ của người Khmer mà cả các dân tộc ở Vĩnh Châu cũng đến tham dự”, ông Thạch Niêu nói.

Trong những ngày diễn ra Lễ hội, trong nhà hành lễ, hằng đêm các vị chư tăng và phật tử làm lễ cầu an, cầu siêu với ý nghĩa cầu Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… Đến với Lễ hội, ngoài những yếu tố về tâm linh, mọi người còn có dịp tận hưởng không khí trong lành của vùng quê, ngắm những bãi bồi ven biển, những chiếc diều sáo bay lượn trên cao. Bên cạnh đó, phần hội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao rất sôi động.

Anh Thạch Pết, Phó Trưởng Phòng Văn hóa-Thông tin, TX. Vĩnh Châu cho biết: Những năm gần đây, được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành, Lễ hội Phước biển Vĩnh Châu không ngừng được cải thiện, nâng tầm cả về nội dung lẫn hình thức, thu hút đông đảo bà con tham dự, tạo thành “sợi dây” liên kết thắt chặt tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau giữa 3 dân tộc anh em Kinh – Khmer – Hoa đang sống trên vùng đất xứ biển này.

“Lễ hội còn góp phần rất quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư ở lĩnh vực du lịch, thương mại của TX. Vĩnh Châu trong tương lai”, ông Thạch Pết chia sẻ.

Lễ hội còn góp phần rất quan trọng trong việc quảng bá, xúc tiến kêu gọi đầu tư ở lĩnh vực du lịch, thương mại của TX. Vĩnh Châu trong tương lai”ông Thạch Pết

PHƯƠNG NGHI

Tin cùng chuyên mục
Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…