Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Khai mạc giải Vô địch các đội mạnh lân - sư - rồng toàn quốc năm 2025

Minh Nhật - 5 giờ trước

Tối 12/5, tại Di tích lịch sử - văn hóa Chùa Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Liên đoàn Lân - sư - rồng Việt Nam, Cục Thể dục thể thao (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, cùng huyện Vụ Bản phối hợp tổ chức khai mạc Giải Vô địch các đội mạnh lân - sư - rồng toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025.

Ban tổ chức trao cờ lưu niệm cho các đội tuyển tham dự Vô địch các đội mạnh lân-sư-rồng toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025.Ảnh: TL
Ban Tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội tuyển tham dự Vô địch các đội mạnh lân - sư - rồng toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025. (Ảnh: TL)

Giải Vô địch các đội mạnh lân - sư - rồng năm nay diễn ra từ ngày 12 - 14/5, thu hút sự tham gia của 9 câu lạc bộ, Liên đoàn Lân - sư - rồng, với hơn 200 vận động viên, đến từ các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Khánh Hòa, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ Giải đấu, các đội tuyển lân - sư - rồng tranh tài ở các nội dung: Múa rồng truyền thống; múa rồng tự chọn; múa rồng tốc độ; múa rồng dạ quang; múa lân truyền thống - “Địa bửu” (múa lân dưới đất); múa lân tốc độ; múa lân “Hoa mai thung” (múa lân trên cột cao) nam; múa lân “Hoa mai thung” nam - nữ.

Múa lân - sư - rồng là loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống phổ biến ở nhiều nước châu Á. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có nghệ thuật múa lân - sư - rồng phát triển mạnh, mang dấu ấn riêng biệt, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Với sự hòa quyện giữa các yếu tố võ thuật, nghệ thuật biểu diễn, âm nhạc truyền thống và tín ngưỡng dân gian, múa lân - sư - rồng không chỉ là loại hình nghệ thuật mang tính giải trí, mà còn là Di sản văn hóa phi vật thể cần được gìn giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống hiện đại.

Một tiết mục múa rồng trong tối khai mạc giải. Ảnh: TL
Một tiết mục múa rồng trong đêm khai mạc giải. (Ảnh: TL)

Theo Ban Tổ chức Giải, đây là dịp để các câu lạc bộ, Liên đoàn lân - sư - rồng hàng đầu Việt Nam phô diễn kỹ năng, kỹ thuật biểu diễn; các vận động viên có cơ hội được giao lưu, cọ xát, nâng cao trình độ chuyên môn.

Thông qua Giải đấu, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của nghệ thuật lân - sư - rồng truyền thống, lan tỏa tinh thần đoàn kết, tự hào và bản sắc văn hóa, tinh thần thượng võ của dân tộc Việt.

Tin cùng chuyên mục
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.