Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đổi mới dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số

P. Ngọc - 10:19, 02/12/2021

Trước yêu cầu thực tiễn của ngành Giáo dục nước nhà, ngày 22/11/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 32/TT-BGDĐT hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số (DTTS) trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đảm bảo các điều kiện tổ chức dạy tiếng DTTS

Theo Thông tư số 32/TT-BGDĐT ngày 22/11/2021 của Bộ GD&ĐT, điều kiện để tổ chức dạy học là người DTTS ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng DTTS trong các cơ sở giáo dục; Bộ chữ tiếng DTTS được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc, được cơ quan chuyên môn xác định và được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban hành. Đối với các tiếng DTTS có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ để dạy học do Bộ GD&ĐT quyết định. 

Thông tư cũng quy định, chương trình tiếng DTTS do Bộ GD&ĐT ban hành, sách giáo khoa tiếng DTTS được Bộ GD&ĐT phê duyệt. 

Giáo viên dạy tiếng DTTS đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019. Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS.

Để tổ chức dạy học, cơ sở vật chất tại các lớp dạy học tiếng DTTS phải được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông. Thiết bị dạy học tiếng DTTS được trang bị theo quy định của Bộ GD&ĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng DTTS.

Môn Tiếng DTTS được thực hiện theo chương trình của từng cấp học

Theo Thông tư, nội dung, phương pháp và kế hoạch dạy học tiếng DTTS được quy định trong từng chương trình tiếng DTTS hiện hành do Bộ GD&ĐT ban hành. Môn Tiếng DTTS được thực hiện theo chương trình của từng cấp học, sử dụng thời lượng tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành để tổ chức dạy học trong các cơ sở giáo dục. 

Việc học tiếng DTTS được tổ chức theo lớp học quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. 

Đối với mỗi tiếng DTTS, nếu tất cả người học trong lớp có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng DTTS theo lớp học đó; trường hợp trong lớp học chỉ có một số người có nguyện vọng học thì tổ chức lớp học tiếng DTTS riêng và có thể ghép chung với lớp khác nếu chưa đủ sĩ số. Số lượng người học tối thiểu của một lớp là 10 người. 

Đào tạo giáo viên tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Giáo viên dạy tiếng DTTS được đào tạo ngành, chuyên ngành sư phạm về tiếng DTTS tại các cơ sở giáo dục đại học. Cơ sở giáo dục đại học được giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên chuẩn bị đầy đủ các điều kiện mở ngành đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng trên cơ sở Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng DTTS do Bộ GD&ĐT ban hành. Việc bồi dưỡng giáo viên dạy học tiếng DTTS thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.