Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Đổi thay ở Lân Quan

Mỹ Dung - CTV - 23:54, 16/05/2024

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển

Bà con người Mông ở Lân Quan còn nhanh nhạy làm kinh tế “thời vụ” tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể
Bà con người Mông ở Lân Quan còn nhanh nhạy làm kinh tế “thời vụ” tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể

Đổi thay bộ mặt xóm nghèo

Từ một vùng rừng núi hoang vu, năm 1979 có khoảng chục hộ người Mông di cư từ huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng về sinh sống. Hơn bốn thập kỷ qua, với bao công sức của chính quyền và sức lực mồ hôi người dân. Hôm nay, Lân Quan đã trở thành nơi an cư của 147 nếp nhà của đồng bào Mông, ẩn hiện qua màu xanh của những bãi ngô ngút ngàn.

Xóm Lân Quan nằm trong lòng thung lũng, bao quanh là những dãy núi đá vôi cao chất ngất. Con đường dẫn đến trung tâm xóm được hoàn thành từ mấy năm trước thường xuyên lầy lội. Thực hiện Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020", con đường nhỏ ấy đã được trải hoàn toàn bằng bê tông và rải cấp phối vào sát chân dãy núi đá, ô tô có thể chạy bon bon, khiến Lân Quan gần hẳn lại.

Đồng bào Mông ở Lân Quan đã thành thạo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng gia nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng
Đồng bào Mông ở Lân Quan đã thành thạo trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao sản lượng, chất lượng cây trồng

Chị Đào Thị Thảo, một người dân tại thôn phấn khởi chia sẻ về sự đổi thay này: "Ngày xưa đường sá đi lại khó khăn vô cùng, cũng vì thế mà làm ăn lại càng thêm khó. Giờ đường giao thông của xóm được mở rộng, nâng cấp nên đi lại dễ dàng, buôn bán thuận lợi hơn nhiều lắm”.

Người Mông Lân Quan làm kinh tế

Không chỉ rộng mở ở những con đường, mỗi nếp nhà mà cả trong suy nghĩ của bà con nơi đây cũng dần đổi thay. Thời gian qua, bà con trong xóm đã đồng lòng, nỗ lực để phát huy hiệu quả các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn.  Bắt nhịp với cuộc sống mới, bà con xóm đã chủ động nhân rộng, phát triển kinh tế từ các dự án, chương trình hỗ trợ của Nhà nước. Vì thế mà, thực hiện dự án hỗ trợ cây, con giống cho bà con vùng đồng bào DTTS trong giai đoạn 2018-2023, từ 34 con trâu bò được cấp, đến nay người dân đã tăng đàn lên 70 con; từ mô hình hỗ trợ 2ha hoa đào ban đầu, đến nay đã mở rộng lên 3ha.

Năm 2018, gia đình anh Trương Văn Mãi được hỗ trợ 100 cây đào giống. Sau một thời gian chăm sóc theo đúng kỹ thuật, trung bình mỗi năm gia đình anh Mãi thu được 10-15 triệu đồng. “Với số tiền thu hoạch được, một phần tôi dùng để mua thêm cây giống, đến nay vườn đã có tổng 200 gốc. Thu nhập dần ổn định, gia đình tôi đã ra khỏi danh sách cận nghèo từ năm ngoái. Vui và phấn khởi lắm!”, anh Mãi phấn khởi khoe.

Không những vậy, bà con còn nhanh nhạy làm kinh tế “thời vụ” tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể. Cuối năm 2023, được hỗ trợ hạt giống, xóm đã lên kế hoạch triển khai mô hình trồng hoa tam giác mạch, hoa cải phục vụ lễ hội xuân. Sau khi tổ chức họp, 13 hộ dân có đất liền thửa đăng ký trồng trên tổng diện tích hơn 2ha rồi đào luống, gieo trồng hoa cải, hoa tam giác mạch thành dòng chữ “Chúc mừng năm mới 2024”, hình ngôi sao... tạo cảnh quan đẹp. Đúng dịp hoa nở rộ, Lân Quan tổ chức lễ hội xuân quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Lễ hội là dịp để bà con địa phương làm kinh tế "mùa vụ" nâng cao thu nhập
Lễ hội là dịp để bà con địa phương làm kinh tế "mùa vụ" nâng cao thu nhập

Chị Trương Thị Lương chia sẻ: “Nhà ở gần vườn hoa nên tôi đã mượn nhiều váy áo của bà con người Mông địa phương để cho du khách thuê chụp ảnh. Với giá 70-100 nghìn đồng/bộ, trong thời gian 1 tháng vườn hoa mở cửa đón khách, số tiền thu về gấp mấy lần làm nương. Thấy thu nhập tốt nên cuối tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã tự bỏ vốn mua hạt giống gieo trồng lứa mới để tiếp tục mở cửa vườn hoa đón du khách dịp 30-4 tới”.

Chia sẻ về sự đổi thay diện mạo cơ sở hạ tầng, chất lượng của các hộ dân được cải thiện, Trưởng xóm Trần Văn Hồ phấn khởi thông tin thêm: Trong số 147 hộ (702 nhân khẩu),thì số hộ nghèo và cận nghèo hiện còn 72 hộ (giảm 64 hộ so với năm 2021).“Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động người dân đoàn kết, đồng lòng thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án Nhà nước hỗ trợ, thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”

Cuộc sống của người Mông ở Lân Quan đã đổi thay hiện hữu, là điều minh chứng cho hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ tạo sinh kế đã giúp cho đồng bào Mông nơi đây giảm nghèo bền vững từ chính những sản vật quê hương...

Tin cùng chuyên mục
Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Ở Nam Định người chơi được kèn Tây không hiếm. Hầu hết các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh có đến 25% dân số theo đạo Công giáo này đều có hội kèn, mỗi hội có từ vài chục đến cả trăm người. Nhưng vừa chơi được kèn vừa làm ra được những chiếc kèn đồng vốn có xuất xứ từ phương Tây, thì chỉ có người dân xứ đạo Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).