Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Dồn điền đổi thửa ở Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Tạo đà cho sản xuất nông nghiệp trình độ cao

PV - 15:35, 12/06/2018

Trong khi nhiều địa phương gặp khó khăn trong thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) thì ở huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), công tác này đang được triển khai khá thuận lợi.

Công khai, dân chủ

Công tác DĐĐT đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ nhiều năm trước. Nhưng vì nhiều lý do, đến hết năm 2016, diện tích đất ở Vĩnh Phúc được tập trung, tích tụ chưa đạt 5% so với diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Việc DTĐT đã tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Việc DTĐT đã tạo điều kiện thuận lợi để các địa phương áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng sản xuất nông nghiệp những năm qua, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Chỉ thị số 11/CT/TU, ngày 11/11/2016 về tiếp tục thực hiện công tác DĐĐT, trong đó chọn hai xã Cao Đại và Ngũ Kiên của huyện Vĩnh Tường làm điểm.

Bí thư Huyện ủy Vĩnh Tường ông Lê Minh Thịnh cho biết: Thực hiện Chỉ thị số 11/CT/TU, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai có hiệu quả công tác DĐĐT. Phương châm thực hiện được cấp ủy, chính quyền địa phương quán triệt là bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”; các cấp chính quyền đóng vai trò quản lý, kiến tạo và phục vụ, giúp đỡ, hỗ trợ người dân thực hiện. Chính điều này đã tạo được sự đồng thuận trong mọi tầng lớp nhân dân.

Ông Nguyễn Bình Khiêm, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) cho rằng: Đây là chủ trương rất đúng, được bà con rất ủng hộ. Việc DĐĐT đã đem lại nhiều lợi ích cho người dân, dễ canh tác, chăm sóc và thu hoạch, giảm công lao động, chi phí đầu tư và nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

Việc DĐĐT đã khắc phục được tình trạng phân tán, manh mún, rất lãng phí đất đai do diện tích bờ thửa nhiều, quá trình đi lại làm đất, chăm sóc, thu hoạch vừa mất thời gian vừa tốn thêm chi phí. Kết quả này được nông dân ghi nhận.

Với sự đồng thuận của người dân, kết thúc năm 2017, xã Cao Đại và xã Ngũ Kiên đã thực hiện DĐĐT và bàn giao đến từng hộ gia đình 386,7ha. Sau khi thực hiện DĐĐT, 2 xã còn 4.141 thửa, giảm 11.993 thửa (giảm 74% tổng số thửa); mỗi hộ gia đình chỉ còn 1,7 thửa, giảm đi 4,7 thửa so với trước khi DĐĐT.

Tập trung nguồn lực

Cùng với Ngũ Kiên và Cao Đại là hai xã điểm, huyện Vĩnh Tường còn có 3 xã đăng ký DĐĐT là xã Vũ Di, xã Phú Thịnh và xã Tuân Chính. Theo số liệu của UBND huyện Vĩnh Tường, tính chung, sau DĐĐT, các xã đã giảm được 5.208 thửa; chỉ còn lại 1.222 thửa. Như vậy, bình quân mỗi hộ còn 1,43 thửa, giảm 5,8 thửa so với trước khi DĐĐT.

Theo thống kê, thực hiện DĐĐT, huyện Vĩnh Tường đã bố trí tổng kinh phí gần 88 tỷ đồng, trong đó có hơn 73,8 tỷ đồng dành cho 2 xã điểm của tỉnh và 13,7 tỷ đồng cho 3 xã đăng ký thêm.

Từ nguồn lực đó, các địa phương triển khai DĐĐT đã đầu tư thiết kế lại đồng ruộng, nâng cấp hệ thống giao thông, thủy lợi, tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng ngành Nông nghiệp. Theo kế hoạch, huyện Vĩnh Tường phấn đấu hết năm 2018 sẽ DĐĐT đạt 60% diện tích đất nông nghiệp, năm 2019 đạt 90% diện tích và đến năm 2020 đạt 100% diện tích.

Đáng chú ý, việc DĐĐT đã tạo niềm tin cho nông dân đầu tư tiền của để cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Như chia sẻ của ông Lê Duy Chương, Giám đốc HTX Nông nghiệp xã Ngũ Kiên, ngay khi có chủ trương DĐĐT, một hộ dân trong xã đã mạnh dạn bỏ gần 4 tỷ đồng đầu tư 4 máy làm đất 40HP, 4 máy cấy, 1 giàn gieo mạ khay, 2 máy gặt đập liên hợp, cung ứng dịch vụ đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa ở tất cả các khâu từ làm mạ, làm đất, gieo cấy đến thu hoạch.

DĐĐT cũng đã tạo lực hút để doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Phúc. Ngay trong vụ chiêm xuân 2018, Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương phối hợp với Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc đã lựa chọn cánh đồng sau DĐĐT tại xã Ngũ Kiên để đầu tư mô hình sản xuất lúa giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa sau thu hoạch với quy mô 100ha. Theo tính toán, lợi nhuận từ mô hình sản xuất lúa giống và bao tiêu toàn bộ sản phẩm lúa sau thu hoạch ở Ngũ Kiên sẽ tăng hiệu quả, giá trị sản xuất lúa từ 15-20 triệu đồng/ha so với trước đây.

Ông Nguyễn Tiến Phong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định, công tác DĐĐT là một nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa to lớn, nếu thực hiện thành công sẽ là động lực thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa nền nông nghiệp bền vững. Đây là việc tất yếu và cần phải làm quyết liệt để hướng tới một nền nông nghiệp hiện đại.

NGỌC TUẤN

Tin cùng chuyên mục
Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Chủ xe bán tải bỏ sang dùng VinFast VF 3: “Hoàn hảo cho mọi nhu cầu”

Từng sử dụng xe bán tải, anh Thanh Phong (TP.HCM) quyết định chuyển hẳn sang xe điện với VF 5 Plus và gần đây mua thêm VF 3. Mẫu minicar điện của VinFast gây ấn tượng với anh bởi thiết kế đẹp, khả năng tăng tốc “không bàn cãi” và chi phí tiết kiệm. Mới đây, chúng tôi có cuộc trò chuyện với anh Thanh Phong để tìm hiểu thêm về quyết định này của anh.