Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Đồng bào Khmer chung tay xây dựng nông thôn mới

PV - 16:05, 24/11/2022

Trước đây, xã Kim Hòa, huyện Cầu Ngang là xã nghèo thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và là 01 trong 08 xã đặc biệt khó khăn đầu tiên đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM). Có được những kết quả này nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và sự đồng thuận của Nhân dân, trong đó có sự đóng góp của đồng bào Khmer.

Từ nguồn vốn vận động xã hội hóa, xã Kim Hòa triển khai thi công tuyến đường đal ấp Trà Cuôn.
Từ nguồn vốn vận động xã hội hóa, xã Kim Hòa triển khai thi công tuyến đường đal ấp Trà Cuôn.

Việc XDNTM đã thu hút sự tham gia từ các cấp chính quyền, đoàn thể đến tầng lớp Nhân dân, trong đó có đồng bào Khmer. Đến nay, bộ mặt nông thôn mới trên địa bàn xã Kim Hòa không ngừng đổi thay. Kết quả này không chỉ thể hiện về mặt đóng góp vật chất, mà người dân tích cực hăng say lao động thúc đẩy kinh tế gia đình, hiến đất và đóng góp ngày công lao động trong XDNTM.

Ở ấp Giữa, xã Kim Hòa, đã phát huy vai trò trong chung tay XDNTM với những việc làm và phần việc cụ thể. Điển hình như ông Kiên Ngọc Lành, là một trong những tấm gương sáng với 02 lần hiến đất thực hiện công trình góp phần XDTNM và phát triển kinh tế ở địa phương. 05 năm trước, ông Lành không chỉ hiến 200m2 đất sản xuất của gia đình cho địa phương xây dựng trụ sở Ban Nhân dân ấp tạo điều kiện cho người dân địa phương có nơi sinh hoạt, hội họp thuận lợi hơn, nay ông Lành tiếp tục hiến thêm 300m2 đất sản xuất để mở rộng, nâng cấp trụ sở Ban Nhân dân ấp Giữa được khang trang, sạch sẽ hơn.

Ông Kiên Ngọc Lành cho biết: hoàn cảnh gia đình trước đây gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào làm thuê và trồng lúa. Khi tích lũy được vốn mua đất sản xuất thêm, gần đây ông tập trung sản xuất 0,6ha đất trồng lúa, dừa kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, số đất còn lại chia cho các con với tổng lợi nhuận đạt từ 100 - 120 triệu đồng/năm. Trong 0,3ha đất trồng dừa kết hợp với nuôi 06 con bò sinh sản và 100 - 200 gà, vịt với tổng thu nhập 80 triệu đồng/năm.

Ngoài ra, ông tận dụng 0,1ha mặt nước rãnh hàng dừa ông thả cá tai tượng, thu hoạch 02 đợt/năm, lợi nhuận từ 15 - 20 triệu đồng/đợt. Mặc dù diện tích sản xuất không nhiều nhưng khi có chủ trương XDNTM, gia đình ông gương mẫu tích cực thực hiện. Với ông Lành, hiến đất làm trụ sở không chỉ tạo điều kiện cho người dân có nơi tập hợp, còn để sinh hoạt khi địa phương có những thông tin cần thiết nên ông ủng hộ. Vì thế, hệ sau này, hiến một phần đất nhỏ của gia đình tạo được bộ mặt nông thôn của ấp được sáng lên, nên ông thấy sự đóng góp của gia đình ông rất xứng đáng.

Trong lộ trình cùng chính quyền địa phương tham gia XDNTM, ông Thạch Rây, ấp Kim Câu, xã Kim Hòa đã tích cực vận động hỗ trợ trong công tác giảm nghèo tại địa phương. Ông Rây không chỉ vận động người thân trong gia đình, còn kêu gọi và khuyến khích người thân vận động các mạnh thường quân, nhà hảo tâm hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển sản xuất thoát nghèo bền vững.

04 năm qua, ông vận động hỗ trợ 08 căn nhà ở và tặng 600 phần quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trong ấp với số tiền gần 600 triệu đồng. Trong đó, năm 2022 ông vận động hỗ trợ 03 căn nhà cho hộ nghèo với số tiền 160 triệu đồng. Mặc dù hoàn cảnh gia đình ông không đóng góp tiền, vật chất nhiều cho địa phương, nhưng bản thân ông đã tích cực vận động hỗ trợ hộ nghèo vượt qua khó khăn. Có thể nói việc làm của ông Rây không chỉ tạo gương sáng để mọi người noi theo, góp phần cùng địa phương thực hiện thành công công tác giảm nghèo.

Ông Rây cho biết: trước đây, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, nên ông rất hiểu cảnh nhà thiếu trước hụt sau và luôn mong mỏi được sự giúp đỡ của người khác. Vì thế, khi đóng góp một phần nhỏ của mình vào việc làm này ông rất vui.

Song song với công tác vận động giảm nghèo tại địa phương, ông Rây còn tích cực tham gia phát triển kinh tế với 0,8ha đất sản xuất lúa 03 vụ/năm và trồng 0,2ha ổi, lợi nhuận hơn 50 triệu đồng/năm. Theo ông Rây, do tuổi cao sức khỏe yếu nên những năm gần đây tiền thu nhập nhờ các con gửi về. Bên cạnh đó, ông còn chuyển đổi 0,2ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng ổi, nhờ vậy có nguồn thu nhập ổn định. Tuy thu nhập không nhiều, nhưng mỗi ngày ông thu hoạch từ 10 - 20kg có tiền trang trải cuộc sống hàng ngày kết hợp với trồng 03 vụ lúa/năm, cuộc sống dần ổn định.

Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Diễm, Bí thư Đảng ủy xã Kim Hòa cho biết: xã có trên 70% dân tộc Khmer sinh sống. Phần lớn đời sống sản xuất nông nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ và chăn nuôi. Tuy nhiên, qua rà soát theo Quyết định số 757/QĐ-LĐTBXH, ngày 18/8/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu lĩnh vực lao động, xã hội thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn tăng lên, hiện xã có 270 hộ nghèo, chiếm 10,21%, phấn đấu cuối năm 2022 giảm hộ nghèo còn dưới 04%.

Từ khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, đời sống người dân ngày càng nâng cao, bộ mặt NTM ngày càng khởi sắc. Người dân không chỉ tích cực đóng góp tiền, vật chất còn hăng say lao động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, góp phần cùng địa phương xây dựng thành công xã NTM vào năm 2019.

Có thể nói, việc làm của Kiên Ngọc Lành và Thạch Rây đã góp phần đáng kể trong phong trào XDNTM ở địa phương. Từ tiên phong gương mẫu hiến đất của ông Lành và tích cực vận động của ông Rây đã giúp hộ nghèo trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống. Một số hộ dân quanh đó ban đầu ngần ngại và sau đó tích cực làm theo, nhờ vậy phong trào XDNTM trên địa bàn xã đạt những kết quả tích cực.

Đặc biệt, 03 năm gần đây, xã vận động các tổ chức, cá nhân và đóng góp của người dân xây dựng hoàn thành 19 cây cầu nông thôn với số tiền trên 2,3 tỷ đồng; vận động người dân tham gia phát quang bụi rậm, vệ sinh cảnh quan môi trường, xây dựng tuyến đường hoa trên các tuyến đường nông thôn, tạo cảnh quan thông thoáng sạch, đẹp./.

Tin cùng chuyên mục
Mắc bệnh lạ, nhiều diện tích hồi ở vùng cao Bình Liêu giảm năng suất

Mắc bệnh lạ, nhiều diện tích hồi ở vùng cao Bình Liêu giảm năng suất

Không chỉ là nông sản địa phương thông thường, những năm qua, cây hồi ở huyện vùng cao Bình Liêu (Quảng Ninh) đang được quan tâm phát triển, xây dựng thương hiệu... để nâng cao hơn nữa giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, gần đây, một loại nấm xuất hiện trên cây hồi đã gây thiệt hại nặng về năng suất, khiến cho mô hình sinh kế này của đồng bào DTTS trên địa bàn bị sụt giảm lớn.