Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đồng hành cùng sĩ tử

Nguyễn Thanh - 21:05, 07/07/2021

Không chỉ là những chỗ trọ, suất ăn, cuốc xe ôm 0 đồng, mà đến chiếc khẩu trang, cây bút… cũng đã được phát miễn phí tận tay thí sinh trước khi bước vào phòng thi. Tỉnh đoàn Nghệ An còn thành lập 68 đội tình nguyện hỗ trợ thí sinh tại 68 điểm thi trên toàn tỉnh. Những việc làm ấy khiến sĩ tử thêm ấm lòng trong kì vượt vũ môn.

Các bạn thanh niên tình nguyện hỗ trợ thí sinh đo thân nhiệt và sát khuẩn
Các bạn thanh niên tình nguyện hỗ trợ thí sinh đo thân nhiệt và sát khuẩn

Đội phản ứng nhanh của thầy Thắng

Trước ngày thi THPT quốc gia, trên facebook của thầy Ngô Chiến Thắng, giáo viên Trường THPT Quế Phong (Nghệ An) liên tục nổi lên những bài viết nhằm hỗ trợ thí sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Quế Phong đến dự thi THPT Quốc gia năm 2021. Và rồi, căn nhà của thầy đã trở thành địa chỉ đồng hành cùng bao sĩ tử qua những mùa thi. Ngoài chỗ trọ, thầy Thắng đã cùng vợ nấu những bữa ăn miễn phí trong suốt mấy ngày thi cho học trò của mình.

Thầy Thắng kể rằng, là giáo viên nhiều năm công tác tại trường nên thầy thấu hiểu hoàn cảnh của các em học sinh vùng cao. Hầu hết các em đều ở xa, hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ lại không thể đưa đón hàng ngày được, nên thầy dựng lên mấy phòng trọ để các em ở miễn phí. Nhà của thầy cách trường chỉ 100 mét nên rất thuận tiện để đi lại.

Mùa thi năm nay, trong dãy nhà trọ của thầy đã có 10 thí sinh đến từ các xã vùng xa của huyện Quế Phong như Hạnh Dịch, Cắm Muộn, Thông Thụ... đến để ở trọ. Vợ thầy Thắng, cô Hồ Thị Thúy đã dọn dẹp, sửa sang để các căn phòng sạch sẽ, thoáng mát hơn trong những ngày học sinh ở dự thi.

Cô Hồ Thị Thúy, vợ thầy Thắng kể lại: Có những năm gia đình chúng tôi đón nhiều quá nên mỗi phòng có tới 2 đến 3 học sinh cùng trọ. Cũng do các em đều ở các xã vùng sâu, vùng xa nên đành phải chấp nhận. Cuộc sống gia đình các em vốn đã khó khăn vất vả, mình giúp đỡ được cái gì thì hay cái ấy.

Những tranh cổ động ngộ nghĩnh của đội tình nguyện với lời chúc chiến thắng dành cho sĩ tử
Những bức tranh cổ động ngộ nghĩnh của đội tình nguyện với lời chúc chiến thắng dành cho sĩ tử

Vi Thị Hồng Ngọc, một thí sinh đến từ xã Hạnh Dịch rưng rưng: Ngoài việc được thầy cô cho ở, chúng em còn được nhắc nhở học bài, cách làm bài và giờ giấc đi thi nên rất yên tâm. Đó cũng là động lực để chúng em làm bài tốt hơn.

Nhưng, thầy Thắng còn khiến bao người ở huyện miền núi Quế Phong cảm phục khi tự nguyện thành lập “đội phản ứng nhanh mùa thi”. Chính thầy đã trưng dụng chiếc xe ô tô cá nhân của mình vào việc hỗ trợ thí sinh khi lỡ không may xe của các em hư hỏng dọc đường. “Gặp tình huống hư xe dọc đường, rất có thể các em sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý và kết quả làm bài thi. Tôi chỉ muốn gặp trường hợp như vậy, chỉ cần các em nhấc máy gọi và ngay lập tức tôi sẽ có mặt để đón các em tới điểm thi một cách nhanh nhất”, thầy Thắng tự tin.

Thắm màu xanh tình nguyện

Để hỗ trợ thật tốt cho kì thi, tỉnh đoàn Nghệ An đã thành lập 68 đội tình nguyện tại 68 điểm thi trên toàn địa bàn. Và rồi, nhiều hoạt động, mô hình ý nghĩa từ màu áo xanh tình nguyện đã động viên, khích lệ các thí sinh bước vào kỳ vượt vũ môn với tâm lí tự tin, hứng khởi.

Theo lãnh đạo tỉnh đoàn Nghệ An, trước kỳ thi, các cấp bộ Đoàn trên toàn tỉnh đã tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền để thí sinh nắm rõ yêu cầu, quy chế của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Đồng thời rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các thí sinh vùng sâu, vùng xa cần hỗ trợ ôn thi và thí sinh tật nguyền. Cùng đó, tiến hành tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các đội tình nguyện, nhất là cách phòng, chống dịch Covid-19.

Những suất an miễn phí mà gia đình thầy Thắng hỗ trợ thí sinh
Những suất ăn miễn phí do gia đình thầy Thắng hỗ trợ thí sinh

Tại các điểm thi, các tình nguyện viên đã phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an, ngành Y tế, Giáo dục để hướng dẫn thí sinh đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn, chủ động nắm bắt, thực hiện hướng dẫn thí sinh, người nhà thí sinh một cách chu đáo, hiệu quả.

Những thí sinh ở xa, hoặc có nhu cầu đều đã được hỗ trợ những suất ăn, chỗ ở o đồng, hỗ trợ những cuốc xe ôm miễn phí. Và khi những sỹ tử bước vào phòng thi cũng là lúc Đội thanh niên tình nguyện của địa phương bắt tay chuẩn bị các suất cơm miễn phí phục vụ cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tất cả các suất ăn đã được thanh niên tình nguyện chăm chút tỉ mỉ từ khâu chọn nguyên liệu sạch, nấu ăn, đóng hộp và sẽ được chuyển đến tận tay thí sinh.

 Anh Lê Văn Dũng, Phó Bí thư Huyện đoàn Thanh Chương (Nghệ An) cho biết: Toàn huyện đã thành lập 6 Đội thanh niên tình nguyện để hỗ trợ tại 6 điểm thi trên địa bàn. Các tình nguyện viên đã phối hợp, hỗ trợ lực lượng chức năng phân luồng giao thông; nhắc nhở người dân giữ khoảng cách an toàn, hỗ trợ đo thân nhiệt, hướng dẫn sát khuẩn; tặng khẩu trang, nước uống cho thí sinh... Đồng thời, triển khai các hoạt động cung cấp bữa ăn, chỗ nghỉ miễn phí cho thí sinh và người nhà không ở địa bàn điểm thi.

Đội phản ứng nhanh của thầy Thắng
Đội phản ứng nhanh của thầy Thắng

Tại một số huyện vùng miền núi, nắm bắt tình hình thí sinh ở xa, cán bộ đoàn các cấp đã thành lập nhiều đội xe ôm miễn phí hỗ trợ thí sinh. Đặc biệt, vận động từ nhiều nguồn để mua tặng thí sinh bút chì, khẩu trang, nước uống. Những lời động viên đáng yêu kèm theo quà tặng đã khiến bao sĩ tử thêm ấm lòng. Chị Lữ Thị Băng Châu, Bí thư Huyện đoàn Con Cuông (Nghệ An) thông tin: Chúng tôi đã vận động hơn 1.000 khẩu trang, 100 thùng nước, 500 bút chì, cục tẩy... để làm quà tặng cho các em. Hỗ trợ nhiều chuyến xe ôm miễn phí với quãng đường hàng chục km. Tất cả hoạt động tình nguyện cũng chỉ mong thí sinh bước vào kì thi với tậm trạng thoải mái, tự tin để có kết quả bài thi tốt.

Tôi đã chứng kiến những hình ảnh thật sẻ chia, trách nhiệm về những thanh niên đội mưa hỗ trợ thí sinh sát khuẩn, đo thân nhiệt; hỗ trợ lực lượng công an phân luồng giao thông, hướng dẫn người nhà giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn trong phòng dịch… Giữa màn mưa nặng hạt, những việc làm, hành động ấy khiến sĩ tử thêm ấm lòng trong kì thi đầy khó khăn mùa dịch bệnh này

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.