Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Đồng Nai: Robot hỗ vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly

T.Hợp - 14:05, 07/08/2021

Nhằm giảm thiểu mức độ tiếp xúc với người dân trong khu phong tỏa khi đi trao nhu yếu phẩm, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp với Trường Đại học Lạc Hồng (thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) đã thử nghiệm và đưa vào vận hành robot vận chuyển nhu yếu phẩm trong khu cách ly, khu phong tỏa.

Robot vận chuyển hàng vào khu phong tỏa ở Đồng Nai. Ảnh minh họa
Robot vận chuyển hàng vào khu phong tỏa ở Đồng Nai. Ảnh minh họa

Robot này do Trường Đại học Lạc Hồng cùng Công ty trách nhiệm hữu hạn viễn thông Chí Thanh chế tạo, có khối lượng 48kg; dài 1,3m, rộng 0,9m và cao 0,8m. Robot có khả năng vận chuyển 100 kg hàng hóa, nhu yếu phẩm; tốc độ di chuyển 30 m/phút, thời gian hoạt động 4 giờ, phạm vi di chuyển 200m.

Robot di chuyển bằng bánh xe, được điều khiển từ xa và hoạt động bằng pin sạc. Phía trên có khay để đựng các nhu yếu phẩm như thực phẩm, thuốc men. Ngoài thùng chứa hàng, robot còn được trang bị camera và bình chứa dung dịch khử khuẩn 20 lít. Tổng chi phí chế tạo mỗi robot khoảng 60 triệu đồng.

Chị Hồ Hồng Nguyên, Bí thư Tỉnh đoàn Đồng Nai cho biết, tần suất tiếp xúc và nguy cơ lây nhiễm của các bạn tình nguyện viên của Tỉnh đoàn trên tuyến đầu chống dịch trong hoạt động hỗ trợ phát nhu yếu phẩm là rất cao, mục đích việc sử dụng Robot vận chuyển hàng hóa nhằm hạn chế rủi ro này. Trong tháng 8/2021, dự kiến sẽ sản xuất khoảng 5 con robot để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phát thực phẩm tại các khu phong tỏa trên địa bàn tỉnh.

Sau thời gian hoạt động thử nghiệm, Tỉnh đoàn Đồng Nai cùng các đơn vị liên quan sẽ đánh giá hiệu quả, điều chỉnh và tiến tới áp dụng thường xuyên khi dịch bệnh tiếp tục có những diễn biến phức tạp./.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.