Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh làm bài thi môn Toán

P. Ngọc - 14:10, 06/08/2021

Chiều nay 6/8, các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 sẽ làm bài thi môn Toán theo hình thức trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút.

Các thí sinh tại Điểm thi trường THPT Tân Yên số 1 (Bắc Giang) tự tin chuẩn bị bước vào môn thi thứ 2 - môn Toán. Ảnh: GDTĐ
Các thí sinh tại Điểm thi trường THPT Tân Yên số 1 (Bắc Giang) tự tin chuẩn bị bước vào môn thi thứ 2 - môn Toán. Ảnh: GDTĐ

Với bài thi môn Toán, thí sinh sẽ được phát đề từ 14h20; tính thời gian bắt đầu làm bài từ 14h30 phút. Với hình thức thi trắc nghiệm. 

Không giống bài thi tự luận, thí sinh chỉ được nộp bài thi khi hết giờ làm bài và chỉ được rời khỏi phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu trả lời trắc nghiệm của cả phòng thi và cho phép rời khỏi phòng thi.

Trước đó, sáng nay các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn. Theo TS Phạm Hữu Cường, giáo viên tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI: "Đề thi tốt nghiệp môn Ngữ Văn đợt 2 năm 2021 có cấu trúc và yêu cầu về kiến thức, kĩ năng tương đương đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn lần 1 năm 2021. 

Đề thi có khả năng đánh giá được năng lực người học, thông qua yêu cầu vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi bám sát chương trình THPT, nhất là chương trình Ngữ văn 12. Với đề thi này, phổ điểm chủ yếu mà học sinh đạt được sẽ vào khoảng 7 - 8 điểm".

Đề thi môn Ngữ văn của Đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Đề thi môn Ngữ văn của Đợt 2 Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Sáng mai 7/8/2021, thí sinh sẽ tiếp tục Kỳ thi với bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, hoặc Khoa học xã hội.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.