Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Du lịch cộng đồng gắn với Chương trình OCOP: Hướng phát triển mới của miền Tây Nghệ An

Phong Dương - 09:35, 27/03/2020

Hiện nay du lịch cộng đồng đang được các huyện miền núi Nghệ An chú trọng phát triển. Đặc biệt, một số địa phương đã xác định, đây là một sản phẩm đặc thù trong Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)

Dệt thổ cẩm - một trong những hoạt động du khách được trải nghiệm khi đến bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông
Dệt thổ cẩm - một trong những hoạt động du khách được trải nghiệm khi đến bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông

Con Cuông là một trong những địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng của tỉnh Nghệ An. Trên địa bàn huyện có nhiều điểm du lịch sinh thái. Đặc biệt, đến với du lịch cộng đồng ở Con Cuông, du khách được trải nghiệm các dịch vụ bình dị, mộc mạc của đồng bào Thái như: lội ruộng cấy lúa, đội nón lá ra đồng cầm liềm gặt lúa cùng với bà con, nơm cá dưới khe nước; thăm quan vườn cam, vườn chè… 

Những dịch vụ này thực sự là trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch nước ngoài, cũng như khách trong nước. Đặc biệt, du khách được thưởng thức các món ăn chế biến ngay tại chỗ, bằng nguồn thực phẩm tươi sống do bà con dân bản tự nuôi, trồng được như: lợn đen, gà thả đồi, dê, rau rừng, hoa quả trong vườn và rượu cần do bà con sản xuất. 

“Điều đặc biệt hơn nữa, khách đến thăm nhà dân, được xem bà con dệt thổ cẩm, sử dụng những sản phẩm chăn, ga, gối đệm, trang phục Thái được làm từ vải thổ cẩm, cũng như tìm hiểu những nét đẹp bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và cuộc sống của người dân địa phương”, bà Vi Thị Nguyệt, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Con Cuông chia sẻ. 

Chị Lô Thị Hoa, một chủ Homestay đồng thời là Trưởng nhóm du lịch cộng đồng ở bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông, cho biết, làm du lịch cộng đồng, khi có khách là chị em trong nhóm có trách nhiệm mỗi người một tay, mục đích là làm sao để phục vụ khách tốt nhất, với mục tiêu của bữa ăn “ngon, bổ, rẻ” làm hài lòng du khách.

Chị Phan Thị Quỳnh Giang ở xã Nghi Phú, TP. Vinh (Nghệ An) chia sẻ: Chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm tại điểm du lịch cộng đồng bản Nưa của gia đình chị, thực sự là một trải nghiệm thú vị. Đến đây, gia đình được thăm quan một số vườn cam, đồi chè xanh mướt, được tận mắt xem phụ nữ Thái dệt thổ cẩm, xem một số nhạc cụ, dụng cụ sinh hoạt của bà con vùng cao; được thưởng thức nhiều món ăn khác lạ. “Tối được xem các tiết mục văn nghệ do đồng bào Thái biểu diễn; đặc biệt được nghỉ qua đêm trên ngôi nhà sàn sạch sẽ, thoáng mát”, chị Giang cho biết.

Được biết, bản Nưa là một trong những điểm du lịch “hút” khách nhất của huyện Con Cuông. Mỗi năm bình quân nhóm du lịch cộng đồng của chị Hoa đón tiếp 3 nghìn lượt khách trong và ngoài nước. Từ đó, các thành viên trong nhóm có việc làm quanh năm, thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng.

Theo Bà Vi Thị Nguyệt, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Con Cuông, địa phương đã và đang xác định, du lịch cộng đồng là một sản phẩm đặc thù trong Chương trình OCOP, hướng đến mục tiêu khai thác tiềm năng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân bằng dịch vụ du lịch ngay tại bản mình. 

Thời điểm này, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hộ làm du lịch cộng đồng tại các bản làng của huyện Con Cuông đang tạm thời dừng đón khách để đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả, an toàn cho du khách và cộng đồng. Tranh thủ thời gian nghỉ phòng dịch, các hộ làm homestay đã tổ chức quét dọn, khử trùng, lau dọn nhà cửa để đón khách sau khi hết dịch. 

Địa phương đã và đang xác định, du lịch cộng đồng là một sản phẩm đặc thù trong Chương trình OCOP, hướng đến mục tiêu khai thác tiềm năng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân bằng dịch vụ du lịch ngay tại bản mình.


Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.