Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Du lịch sinh thái ở Ba Vì: Điểm đến hấp dẫn

PV - 14:01, 16/05/2018

Nằm cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60km về phía Tây Bắc, Ba Vì là vùng đất địa linh, nhân kiệt, một vùng đất cổ, có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc trưng bởi 3 dân tộc Kinh-Mường-Dao với những phong tục, tập quán, nét văn hoá riêng biệt.

Nhắc tới Ba Vì có lẽ ấn tượng đầu tiên của du khách sẽ là một vùng đất có bề dày về văn hóa, cùng tiềm năng về nhiều loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

Nhận thấy thế mạnh của lịch sử và thiên nhiên ban tặng, UBND huyện Ba Vì đã xây dựng mục tiêu phát triển du lịch và dịch vụ thành ngành kinh tế trọng điểm của địa phương. Vì vậy, hằng năm ngành Du lịch Ba Vì luôn đạt mức tăng trưởng ổn định, với tốc độ tăng bình quân là 14,2%/năm. Lượng khách du lịch đến Ba Vì hằng năm tăng 4,5%. Năm 2016, du lịch Ba Vì đã thu hút được 2,6 triệu lượt khách, đưa tổng doanh thu từ du lịch lên 260 tỷ đồng, đạt 104%, tăng 3,8% so với năm trước. Trên địa bàn huyện hiện có 15 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó hoạt động hiệu quả là loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Những khu du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh-Suối Tiên, Thiên Sơn-Suối Ngà; Nông trại giáo dục Detrang Farm… là những điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Nhiều trẻ em thích thú tham gia trò chơi cưỡi đà điểu. Nhiều trẻ em thích thú tham gia trò chơi cưỡi đà điểu.

Đến với nông trại giáo dục Detrang Farm dưới chân núi Tản Lĩnh, Ba Vì, chúng tôi như được hòa mình vào không gian văn hóa Việt đặc sắc. Để tôn vinh giá trị truyền thống và văn hóa của người Việt, đặc biệt thể hiện sự thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, chủ nhân của Detrang Farm đã tạo dựng nên một trang trại hoạt động theo mô hình wordking Farm mang dấu ấn riêng biệt. Từ những hoạt động nuôi trồng, nông trại mở rộng quy mô cả về số lượng và chất lượng để du khách được biết đến nhiều loại động vật mới và trải nghiệm các hoạt động thú vị như cho dê ăn, cho đà điểu ăn, vắt sữa dê, cưỡi ngựa, cưỡi đà điểu, lạc đà… Những trò chơi dân gian từ thời xa xưa như đánh đu, nhảy sạp, ô ăn quan, đập niêu, bịt mắt bắt dê, bắt vịt… sẽ được nông trại tái hiện lại. Du khách khi đến thăm quan nông trại sẽ được trải nghiệm những trò chơi đậm chất truyền thống văn hóa này.

Đến đây, không chỉ người nước ngoài, mà cả người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, các em nhỏ đều rất ngạc nhiên và thích thú. Nhiều trò chơi mang tính chất khám phá và trải nghiệm, nhiều hoạt động thú vị hấp dẫn giúp mọi người ôn lại kỷ niệm xưa và cho các em nhỏ những kiến thức mới. Chính vì vậy, nông trại giáo dục Detrang Farm được đánh giá là địa điểm du lịch, giáo dục lý thú, thu hút nhiều đoàn du khách từ các trường học đến để tổ chức team building và dã ngoại trong ngày.

Mô hình du lịch sinh thái nông trại giáo dục Detrang Farm chỉ là một trong những mô hình du lịch sinh thái điển hình thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng tại Ba Vì.

Du khách trải nghiệm các hoạt động tại nông trại Detrang Farm. Du khách trải nghiệm các hoạt động tại nông trại Detrang Farm.

Ông Bạch Công Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết: Để công tác phát triển du lịch gắn với việc nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở các xã miền núi Ba Vì một cách bền vững, UBND huyện Ba Vì đã chỉ đạo các ngành chức năng khảo sát, xây dựng nhiều mô hình phát triển du lịch hiệu quả tại huyện Ba Vì, đặc biệt là xây dựng mô hình điểm tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng gắn với khu vực sản xuất nông nghiệp theo hộ hoặc nhóm hộ, từ đó nhân rộng ra theo hướng này. Trên tinh thần đó, người dân sẽ trực tiếp tham gia phục vụ khách du lịch thông qua hoạt động du lịch cộng đồng; cung cấp dịch vụ lưu trú theo loại hình homestay… “Chúng tôi sẽ tổ chức cho các hộ gia đình có khả năng phát triển du lịch đi khảo sát thực địa để học tập kinh nghiệm về tổ chức các dịch vụ và kỹ năng phục vụ khách du lịch. Hướng dẫn người dân xây dựng sản phẩm du lịch nông nghiệp kết hợp trải nghiệm”, ông Tiến nhấn mạnh.

HOÀNG VIỆT

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.