Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Trang địa phương

Du Xuân trên miền đất tổ Đông Triều

Mỹ Dung - 8 giờ trước

Trải qua bao nhiêu thăng trầm, khu di tích lịch sử Quốc gia nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh) vẫn được gìn giữ, tôn tạo, trở thành điểm đến linh thiêng, thu hút hàng nghìn phật tử, du khách và người dân về chiêm bái, tham quan mỗi độ Xuân Về.

Tăng ni Phật tử về hành hương trong ngày khai hội Xuân Ngọa Vân
Tăng ni Phật tử về hành hương trong ngày khai hội Xuân Ngọa Vân

Vùng đất cổ Đông Triều (Quảng Ninh) xưa kia được biết đến với tên gọi là An Sinh hay Yên Sinh, là quê gốc nhà Trần trước khi dời đến Tức Mặc (Nam Định) và Long Hưng (Thái Bình). Không chỉ là quê gốc, Đông Triều còn giữ vai trò là Trung tâm văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt trong suốt triều đại nhà Trần.

Nằm ở cửa ngõ phía Tây của Quảng Ninh, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều có 25 di tích. Trong đó, 14 di tích được công nhận là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt gồm 7 lăng mộ các vị vua nhà Trần, 2 đền, miếu thờ các bậc tiên đế cùng 5 công trình kiến trúc tôn giáo phục vụ cho việc tu hành, giảng kinh Phật. Điểm đến đầu tiên trên hành trình này là đền An Sinh, nơi thờ tự và tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Điểm đến đầu tiên trên hành trình Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều là Đền An Sinh
Điểm đến đầu tiên trên hành trình Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều là Đền An Sinh

Chị Nguyễn Thị Linh, hướng dẫn viên Ban quản lý khu di tích lịch sử Quốc gia Nhà Trần cho biết: “Khu trưng bày ngoài trời tại An Sinh có 100 hiện vật là chân tảng kê cột, nói lên lịch sử của di tích đền An Sinh qua các thời kỳ. Qua thời gian, di tích đền An Sinh cũng trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, tôn tạo”.

Trong cụm di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều, Thái Miếu đóng vai trò trung tâm của quần thể di tích, được các vua nhà Trần xây dựng để thờ tổ tiên, thể hiện lòng thành kính và giữ gìn truyền thống uống nước nhớ nguồn. Thái Miếu nằm trong quần thể di tích được bố trí hài hòa, mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, thể hiện sự gắn kết giữa trời, đất và con người, làm nên một điểm đến không thể thiếu trong hành trình khám phá văn hóa lịch sử Đông Triều…

Ông Phạm Xuân Hoàn, Trưởng ban Quản lý khu di tích nhà Trần, Đông Triều cho biết: “Điểm khác biệt cơ bản giữa Đông Triều so với nơi phát tích của nhà Trần ở Nam Định hay Thái Bình đó chính là nơi đây có Thái miếu Nhà Trần. Chỉ có quê gốc mới được đặt Thái Miếu, là nơi thờ tổ tiên các vị vua Trần. Đây cũng là di tích trung tâm vì thờ tổ tiên và 14 vị vua Trần. Xung quanh Thái Miếu nhà Trần được bố trí các đền, chùa và lăng mộ vua Trần tại Đông Triều”.

Người dân đi lễ đầu xuân tại đền An Sinh
Người dân đi lễ đầu xuân tại đền An Sinh

Ngọa Vân cũng được coi là nơi linh thiêng bậc nhất vì được chứng kiến những giây phút nhập niết bàn và hóa Phật của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Khác với các di tích đã được trùng tu vào các giai đoạn sau này, Ngọa Vân và các di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần vẫn còn thống am tháp ở đây dày đặc, nguyên vẹn. Đặc biệt nơi đây giữ được nhiều di vật từ thời Trần, như hộp hoa sen bằng vàng mới được tìm thấy trong năm 2019 và được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Trao đổi với phóng viên, Bí thư Thành ủy Đông Triều Nguyễn Văn Công cho biết, địa phương quan tâm đặc biệt tới việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất này.

“Chúng tôi tiếp tục quan tâm, rà soát, khôi phục lại và phát huy các giá trị vật chất cũng như tinh thần của di tích. Quan trọng hơn nữa, là gắn kết được các vùng lân cận. Cụ thể là các di tích đang trình UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và kết nối các tour tuyến để Đông Triều-một phần không thể tách rời trong chuỗi sản phẩm dịch vụ du lịch của Quảng Ninh cũng như tỉnh thành lân cận, nâng cao đời sống và tạo công ăn, việc làm cho người dân địa phương”, ông Công nhấn mạnh. 

Tin cùng chuyên mục
Đăk Glei (Kon Tum): Tập trung khống chế ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò

Đăk Glei (Kon Tum): Tập trung khống chế ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò

Dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò đang xảy ra tại xã Xốp và xã Đăk Nhoong, huyện Đăk Glei (Kon Tum), có nguy cơ lây lan ra diện rộng, khiến người chăn nuôi lo lắng. Điều đáng nói, số gia súc bị bệnh phần lớn chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng trong đợt II năm 2024.