Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần

Anh Trúc - 16:30, 28/05/2023

Trong thời gian diễn ra Tuần Du lịch Ninh Bình 2023 (27/5 - 4/6), tại đền Thái Vi (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) diễn ra trưng bày giới thiệu về dấu tích văn hóa thời Trần. Hoạt động này góp phần cung cấp cho Nhân dân, du khách những hiểu biết cơ bản về lịch sử văn hóa nhà Trần trong Di sản Tràng An.

Các dấu tích văn hóa thời Trần
Các dấu tích văn hóa thời Trần

Đến với hoạt động trưng bày giới thiệu, du khách sẽ được tìm hiểu gần 50 hiện vật cổ, quý giá như bát men, đĩa, bình, vại, các mảnh trang trí… Đây là kết quả thu được qua quá trình nghiên cứu, thăm dò, khai quật về dấu tích văn hóa thời Trần trong Di sản Tràng An.

Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng bức tranh phiên bản Đại sĩ Trúc Lâm xuất núi. Họa phẩm có kích thước 310 cm x 30 cm, được chia làm hai trường đoạn miêu tả sự kiện Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành đắc đạo, rời khỏi động Vũ Lâm về kinh đô trước khi ngài lên Yên Tử và vua Trần Anh Tông cùng các quan ra nghênh đón. Họa phẩm do Trần Giám Như thực hiện năm 1336, bản gốc được lưu giữ tại bảo tàng Liêu Ninh, Trung Quốc.

Sử sách ghi lại, vào thế kỷ X, khu vực Quần thể danh thắng Tràng An được chọn làm nơi xây dựng kinh đô, trung tâm chính trị, văn hóa Việt Nam. Tại đây, hơn 700 năm về trước vua Trần Thái Tông cho lập am tu hành, xây dựng Hành cung Vũ Lâm trở thành căn cứ địa vững chắc của quân dân thời Trần trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.

Cũng tại nơi này, Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông xuất gia tu hành trước khi lên Yên Tử lập ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Những năm qua, kết quả thăm dò, khai quật đã xác định ở Quần thể Danh thắng Tràng An có ít nhất 3 công trình kiến trúc thời Trần ở các vị trí Vườn Am, nền Triều Cũ và đền Thái Vi và một số loại hiện vật niên đại thế kỷ XIII, XIV trong các địa điểm thám sát, khai quật.

Hoạt động trưng bày có ý nghĩa quan trọng, đóng góp thêm những tư liệu quý giá, làm rõ giá trị lịch sử văn hóa thời Trần trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam. Đồng thời cung cấp cho Nhân dân, du khách các kiến thức về văn hóa, lịch sử của một triều đại bất khuất, tự lực, tự cường.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.