Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Đưa Bát Tràng thành làng nghề kiểu mẫu

Hồng Minh - 11:34, 20/05/2020

Bát Tràng là một trong những làng nghề tiêu biểu của Thủ đô, với nhiều sản phẩm gốm sứ tinh tế. Trong 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) năm 2019 của UBND TP. Hà Nội, Bát Tràng có 4 sản phẩm của 2 chủ thể có tiềm năng đạt 5 sao để trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.

Bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc của HTX sản xuất, kinh doanh Tân Thịnh
Bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc của HTX sản xuất, kinh doanh Tân Thịnh

Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Cũng như nhiều làng nghề gốm sứ khác, trước đây làng nghề Bát Tràng (huyện Gia Lâm) chủ yếu sử dụng lò than trong quá trình sản xuất. Nhưng từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp, hộ sản xuất ở Bát Tràng chuyển sang nung gốm bằng lò gas. 

Việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ lò gas vào sản xuất, nung gốm sứ đánh dấu một bước đột phá trong sản xuất gốm sứ của Bát Tràng, giúp địa phương khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, việc sử dụng lò gas cũng là nền tảng để làng nghề Bát Tràng phát triển những dòng sản phẩm mới, trong đó có dòng sản phẩm gốm mạ kim loại.

Theo ông Trần Đức Tân, nghệ nhân làng nghề, đồng thời cũng là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh gốm sứ Tân Thịnh (xóm 5, xã Bát Tràng), dòng gốm mạ kim loại là sự kết hợp giữa chất liệu gốm sứ truyền thống với công nghệ mạ kim loại hiện đại. Dòng sản phẩm này có độ bền cao, phù hợp với xu hướng trang trí mới, nên được xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tốt.

Gần đây nhất, nghệ nhân Trần Đức Tân đã cho ra mắt một bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc. Theo chia sẻ của nghệ nhân, bộ sản phẩm được làm dựa trên cảm xúc về dòng suối trên gốm.

Trong năm 2019, bộ sản phẩm này được nghệ nhân gửi đi tham dự Festival Sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội. Và tại Quyết định số 7095/QĐ-UBND, ngày 13/12/2019 của UBND TP. Hà Nội phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP năm 2019 (đợt 1), bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc đã được đánh giá có tiềm năng đạt 5 sao, đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

Nâng tầm làng nghề

Cùng với bộ sản phẩm gốm sứ men suối ngọc của HTX sản xuất, kinh doanh Tân Thịnh, trong năm 2019, làng nghề Bát Tràng có thêm 4 sản phẩm được đánh giá có tiềm năng đạt 5 sao. Đó là các sản phẩm: Bộ bát đĩa gốm sứ hoa sen đỏ, bộ ấm chén gốm sứ chim én hoa sen, bộ bát đĩa gốm sứ rồng phượng, bộ bát đĩa gốm sứ chim én hoa sen. Chủ thể của 4 sản phẩm này là Công ty TNHH Gốm sứ Quang Vinh, trụ sở tại xóm 1, xã Bát tràng.

Theo ông Phạm Huy Khôi, Bí thư Đảng ủy xã Bát Tràng, việc triển khai Chương trình OCOP rất tích cực đối với Bát Tràng. Vì làng nghề hiện có trên 1.000 hộ sản xuất mặt hàng gốm sứ, do đó việc thực hiện OCOP là rất thuận lợi Với nguồn sản phẩm dồi dào, cuối năm 2019, xã có 5 sản phẩm được đánh giá có tiềm năng trở thành sản phẩm OCOP quốc gia.

“Đây chính là thước đo cho sản phẩm về chất lượng. Từ đó, người dân cũng như khách trong và ngoài nước cũng có nhìn nhận và đánh giá về sản phẩm của Bát Tràng cụ thể hơn, thiết thực hơn và giá trị của sản phẩm sẽ được nâng lên khi tham gia”, ông Khôi khẳng định.

Việc Bát Tràng có nhiều sản phẩm OCOP cũng góp phần giúp làng nghề có thêm doanh thu từ hoạt động du lịch. Từ nhiều năm nay, cùng với phát triển sản xuất, Bát Tràng đã trở thành một trong những điểm du lịch làng nghề của Hà Nội, bình quân mỗi năm đón khoảng 2.000 đoàn với hàng chục nghìn lượt khách đến thăm quan. Với nhiều sản phẩm của làng được tăng hạng OCOP, mục tiêu đưa Bát Tràng thành làng nghề kiểu mẫu chẳng còn xa. 

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.