Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đưa phong trào thể dục thể thao quần chúng đi vào chiều sâu

PV - 11:07, 31/05/2019

Trong những năm qua, từ việc đưa phong trào thể dục-thể thao quần chúng đi vào chiều sâu đã góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Qua các phong trào đã xuất hiện nhiều hạt nhân tiêu biểu tham gia các giải thi đấu thể thao trong khu vực và toàn quốc, giành được nhiều giải thưởng cho địa phương.

Bóng chuyền hơi là môn thể thao thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc huyện Mường Tè tham gia. Bóng chuyền hơi là môn thể thao thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc huyện Mường Tè tham gia.

Đến thăm Câu lạc bộ (CLB) bóng bàn Người cao tuổi tỉnh, chúng tôi cảm nhận rõ hơn về tính chuyên nghiệp của từng thành viên. Lau vội những giọt mồ hôi, chị Nguyễn Diệu Linh, Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Dù chỉ là những buổi luyện tập bình thường hằng ngày, nhưng CLB đều có quy định cụ thể về trang phục như không mặc áo trắng khi luyện tập bóng bàn. Ngoài việc phối hợp với một số CLB trên địa bàn thành phố tổ chức thi đấu giao hữu, hàng quý, CLB đều tổ chức thi đấu trong nội bộ để rà soát, kiểm tra sự tiến bộ của từng thành viên, từ đó sẽ cử người hướng dẫn bồi dưỡng thêm về kỹ năng”.

Hòa chung với phong trào thể dục-thể thao ở thành phố, tại huyện biên giới Mường Tè, đông đảo người dân cũng hăng hái tham gia tập luyện các môn bóng đá, bóng chuyền. Anh Lý Công Hòa, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mường Tè cho biết, hiện nay, toàn huyện Mường Tè có trên 14.000 người tham gia tập luyện tập thể dục-thể thao thường xuyên; gần 1.000 hộ được công nhận gia đình thể thao, 28 CLB thể dục thể thao đang hoạt động thường xuyên.

Bên cạnh đó, nhiều môn thể thao dân tộc như: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ trở thành một trong những nội dung thi đấu quan trọng trong các Ngày hội Văn hóa, thể thao các dân tộc tại địa phương.

Từ việc đưa phong trào thể dục-thể thao quần chúng đi vào chiều sâu đã góp phần nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần cho Nhân dân, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ngay từ xã, bản, hộ gia đình. Qua đó, lựa chọn được nhiều hạt nhân tiêu biểu tham gia các giải thi đấu thể thao trong khu vực và toàn quốc. Đơn cử, tại Giải vô địch Teakwwondo toàn quốc lần thứ IX năm 2019 tổ chức đầu tháng Ba tại tỉnh Thái Nguyên, Đoàn vận động viên tỉnh Lai Châu đã giành được 9 huy chương, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 6 Huy chương Đồng. Hay như 2 vận động viên Tào Văn Ún và Tào Văn Sỏ ở xã Bản Hon (Tam Đường) đã nhiều lần mang về Huy Chương Vàng môn đẩy gậy cho Đoàn Lai Châu trong các giải vô địch đẩy gậy khu vực và toàn quốc.

Để có được kết quả đó, thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn kết với các nội dung phong trào xây dựng gia đình văn hóa; bản văn hóa, khu phố văn hóa; xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Hằng năm, tỉnh duy trì tổ chức các hoạt động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân; Ngày hội văn hóa các dân tộc tại các huyện, thành phố vào dịp 2/9; tổ chức thường niên các giải thể thao quần chúng tại các địa phương vào dịp lễ, tết.

Ông Sùng A Hồ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch tỉnh Lai Châu cho biết, hiện nay toàn tỉnh có 122.957 người tập luyện thể thao thường xuyên, chiếm 26% dân số toàn tỉnh; 15.988 gia đình thể thao chiếm 17% tổng số gia đình; 310 CLB và điểm tập luyện thể dục thể thao, 105 nhà luyện tập thể dục thể thao đơn giản, 5 sân vận động; 16 sân quần vợt và 22 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo.

Bằng nhiều hình thức, cách làm hiệu quả nên thể dục thể thao quần chúng ở Lai Châu đã trở thành hơi thở, nhịp sống và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

NHẬT MINH

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.