Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Đưa robot vào điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng ở TP. Hồ Chí Minh

Nguyệt Anh (T/h) - 14:25, 25/08/2021

TP. Hồ Chí Minh sẽ đưa robot vào điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nặng. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa đến kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 ở TP. Hò Chí Minh của Bệnh viện Trung ương Huế.
Điều trị bệnh nhân tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 của BV Trung ương Huế (trong khuôn viên BV Dã chiến 14 TP. Hồ Chí Minh). (Anh TLL)

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa đến kiểm tra, làm việc tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 ở TP. Hồ Chí Minh của Bệnh viện Trung ương Huế.

Ông Trường Sơn cho biết, cũng như 3 Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 do các bệnh viện trung ương phụ trách tại TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm này của BV Trung ương Huế được chuẩn bị kỹ lưỡng về trang thiết bị và nhân lực. Các thiết bị đều rất hiện đại, vật tư y tế, thuốc men được huy động đầy đủ để điều trị các bệnh nhân Covid-19 nặng.

Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, chia sẻ: Máy thở, oxy, robot lẫn các thiết bị khác đã lắp đặt hoàn chỉnh và chạy thử, đáp ứng tốt nhu cầu điều trị. Tất cả y bác sĩ đều đã xác định làm việc với tinh thần cao nhất.

Hiện có gần 400 y bác sĩ có mặt tại trung tâm, trong đó lực lượng chủ lực là các y bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế. Bên cạnh đó còn có Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam…

Trong giai đoạn đầu, Trung tâm sẽ tiếp nhận bệnh nhân một cách nhịp nhàng để đảm bảo các hệ thống máy thở, máy theo dõi sinh tồn hoạt động ổn định. Khi trung tâm hoạt động thông suốt sẽ tiếp nhận lượng bệnh nhân nặng rất lớn. Các phác đồ điều trị được làm theo đúng chỉ dẫn của Bộ Y tế nên hy vọng sẽ giành lại được nhiều sự sống cho người bệnh.

Th.s Huỳnh Phúc Minh, Trưởng phòng Quản lý phòng bệnh và Cơ sở vật chất (Bệnh viện Trung ương Huế), cho biết, đây là tuyến điều trị ở tầng cao nhất, nên xác định giảm nhẹ tình trạng của bệnh nhân nặng là mục tiêu hàng đầu.

Ngoài chuyên gia, y bác sĩ, các công nghệ và thiết bị như robot cũng đã đưa vào hoạt động. Robot sẽ nói chuyện với bệnh nhân và thông tin tình hình ra bên ngoài. Đồng thời robot còn vận chuyển thức ăn, đồ uống, vật tư tiêu hao vào phòng bệnh.

Robot hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến 14 TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: SKĐS)
Robot hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến 14 TP. Hồ Chí Minh (Nguồn: SKĐS)

Trước đó vào tháng 6/2021, Khu điều trị F0 - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang cũng được lắp đặt, sử dụng hai robot phục vụ điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Robot mang tên Vibot này nặng 60 kg, tốc độ di chuyển 30 m/phút, hoạt động trong 12 giờ liên tục, sau khi hết pin tự động tìm về trạm sạc.

Vibot có thể thay thế được 3-5 nhân viên y tế (hoạt động phía trong - nơi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân) hoạt động theo chương trình nạp sẵn hoặc theo chỉ thị trực tiếp của người dùng.

Được biết, ngoài việc giảm rủi ro lây nhiễm, robot còn tạo điều kiện để nhân viên y tế tập trung thời gian, công sức phục vụ, chăm sóc và điều trị bệnh nhân nặng tốt hơn.

Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.