Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Thời sự

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên Phủ

Quỳnh Trâm - 05:24, 08/04/2024

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 6/4, tại TP. Thanh Hoá, Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa long trọng tổ chức chương trình “Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Tới dự lễ có đồng chí Đỗ Văn Chiến - Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đồng chí trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hoá; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh... Đặc biệt, buổi lễ có sự tham dự của các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và thân nhân các liệt sĩ hy sinh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.

Đại biểu tham dự buổi lễ
Đại biểu tham dự buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẳng định: Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp và là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc ta.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẳng định, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng - Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá khẳng định, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Với vị trí điểm đầu vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thanh Hóa là nhịp cầu nối giữa chiến trường Bắc bộ và Bình - Trị - Thiên, là địa bàn tiếp giáp với Tây Bắc, Thượng Lào. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đặc biệt là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa đã thể hiện rõ vai trò hậu phương chiến lược quan trọng. Hậu phương Thanh Hóa đã huy động cao nhất sức người, sức của, bảo đảm hậu cần cho thắng lợi của chiến dịch.

Tính chung trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công với tổng số dân công lên đến 178.924 người và 27 triệu ngày công; hơn 3.500 xe đạp thồ được huy động lên đến gần 16.000 lượt vận chuyển, 1.126 chiếc thuyền, đặc biệt có cả 31 chiếc ô tô, 180 xe bò, 42 ngựa, 3 thớt voi. Thanh Hóa đã vận chuyển ra mặt trận Điện Biên với 9.000 nghìn tấn gạo, 450 tấn cá khô, 2.000 con lợn, 1.300 con bò, 250.000 quả trứng, 150 tấn đậu, 20.000 chai, lọ nước mắm cùng hàng trăm tấn rau các loại chiếm 40% số thực phẩm sử dụng trong chiến dịch. Những đóng góp này là sự cố gắng vượt bậc của nhân dân tỉnh Thanh Hóa.


Trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công
Trong toàn chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp 30% người trong độ tuổi lao động tham gia dân công

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu” không chỉ vì chiến thắng oanh liệt trên chiến trường, của những cuộc đối đầu tưởng như không cân sức giữa một bên là thực dân hùng mạnh với trang bị vũ khí hiện đại và một bên là lực lượng quân dân với trang bị vũ khí thô sơ; càng không chỉ “chấn động địa cầu” bởi chiến thắng quân sự, chính trị, ngoại giao với việc chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp trên đất nước ta và buộc chúng phải ký Hiệp định Genève (20/7/1954); mà quan trọng hơn đó là vì những kỳ tích được tạo nên bởi những con người bình dị, quả cảm, kiên trung, anh hùng. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã chứng minh chân lý, không có pháo đài nào không thể công phá, chỉ có lòng dân và tinh thần dân tộc là bất khả xâm phạm.

Tại chương trình, ông Nguyễn Bá Viết, chiến sĩ Điện Biên đang sinh sống tại Phố Ái Sơn 1, phường Đông Hải (TP. Thanh Hóa), đại diện cho chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đã ôn lại kỷ niệm về những năm tháng hào hùng này. Đó là một thời lửa đạn, gian khó, “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” nhưng “gan không núng, chí không mòn”, không thể nào quên. Đó là những trận đánh vang dội vào Trung tâm đề kháng Him Lam, mở toang “cánh cửa thép” ở phía Bắc, Đồi A1 – “Bùn, máu và hoa”, nơi ghi dấu trận chiến ác liệt nhất. Là buổi chiều ngày 7/5/1954 lịch sử, sau khi nhận lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận Điện Biên Phủ các Đại đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam chia làm nhiều mũi tấn công tiến vào phân khu trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Những trận đánh đã đóng góp vào Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, viết nên trang sử hào hùng của quân và dân ta 70 năm về trước; kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Bác Nguyễn Bá Viết, chiến sĩ Điện Biên đang sinh sống tại (Thanh Hóa) ôn lại kỷ niệm những năm tháng hào hùng
Bác Nguyễn Bá Viết, chiến sĩ Điện Biên đang sinh sống tại (Thanh Hóa) ôn lại kỷ niệm những năm tháng hào hùng

"Tôi tin tưởng và mong rằng, thế hệ trẻ hôm nay luôn tự hào, ghi nhớ và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc nói chung và tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ nói riêng, dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo, lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quyết tâm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, “giữ nước từ khi nước chưa nguy” để xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" - ông Nguyễn Bá Viết bày tỏ.

Buổi lễ có sự góp mặt quan trọng của các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ
Buổi lễ có sự góp mặt quan trọng của các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến từng trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ

Ghi nhận những đóng góp to lớn của Đảng bộ, quân và dân Thanh Hóa, Trung ương Đảng, Chính phủ đã tặng cờ thi đua khá nhất; nhiều cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trong tỉnh được Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh khen thưởng. Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ hai vào tháng 6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: "Trong kháng chiến đồng bào tỉnh ta, các tầng lớp nhân dân đều tỏ ra đoàn kết, tham gia kháng chiến. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó".

Tin cùng chuyên mục
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.