Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giá bất động sản vùng ven Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh lại nổi sóng bởi thông tin quy hoạch

PV - 16:29, 17/03/2022

Sau Tết Nguyên đán, thị trường đất nền vùng ven một số thành phố lớn như TP Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tăng cả về thanh khoản lẫn giá bán, nhất là các khu vực chuẩn bị có dự án hạ tầng.

Theo khảo sát, nhiều người cho rằng giá BĐS tại Việt Nam hiện đang quá cao
Theo khảo sát, nhiều người cho rằng giá BĐS tại Việt Nam hiện đang quá cao

Tăng bởi thông tin quy hoạch

Việc hàng loạt dự án giao thông, hạ tầng, cầu, đường, phân khu đô thị được đẩy nhanh tiến độ phê duyệt, thi công trong năm 2022, sẽ góp phần giúp giá bất động sản (BĐS) vùng ven 2 thành phố lớn là TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ngày càng tăng “nóng”.

Theo nhận định của Batdongsan.com.vn, thời điểm ngay sau Tết Nhâm Dần, thị trường đất nền vùng ven một số thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh bắt đầu tăng cả về thanh khoản, lẫn giá bán, nhất là các khu vực chuẩn bị có dự án hạ tầng.

Tại Hà Nội, ngay sau khi có thông tin Ban cán sự Đảng UBND TP. Hà Nội có tờ trình, về việc đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy xem xét cho chủ trương chỉ đạo trước khi phê duyệt 2 đồ án quy hoạch bao gồm: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) và Quy hoạch phân khu đô thị sông Đuống tỷ lệ 1/5000) từ Bắc Cầu đến cầu Phù Đổng), giá đất ở các khu vực sắp quy hoạch đã có sự tăng giá đáng kể.

Tại xã Đông Dư (huyện Gia Lâm), lô đất thổ cư nằm ở mặt đường của thôn có diện tích 50 m2, trước Tết được rao bán ở mức 2 tỷ đồng (40 triệu đồng/m2), thì nay đã tăng lên 2,2 tỷ đồng (44 triệu đồng/m2). Trong khi đó, khu vực tuyến phố Thạch Cầu (quận Long Biên), người dân cho biết giá đất đang có dấu hiệu tăng nóng, chênh khoảng 20 - 55 triệu đồng/m2 so với hồi cuối năm 2021, nhưng tùy vị trí đón "sóng hạ tầng".

Bên cạnh giá đất, số lượng văn phòng môi giới, giao dịch nhà, đất cũng xuất hiện thêm rất nhiều, so với hồi năm 2021 ở khắp các xã như Xuân Canh, Dương Nội, Xuân Canh, Mai Lâm, Đông Hội,…

Trong khi đó, báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) chỉ ra, bất chấp ảnh hưởng kéo dài của đại dịch trong năm 2021, nhiều thị trường BĐS giáp Hà Nội như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Nguyên vẫn tăng giá từ 20-50%. Trong đó, giá đất nền tại Bắc Ninh tăng giá gần 100% so với năm 2020, nhờ việc đón sóng hạ tầng, từ thông tin quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư, tuyến đường,…

Ở thị trường phía Nam, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Phước là các thị trường ghi nhận làn sóng mua bán BĐS sôi động hơn cả, nhất là với loại hình đất dự án và đất thổ cư tự do.

Giá BĐS tại Việt Nam hiện đang quá cao?

Trước đó, tại buổi công bố Báo cáo & Chỉ số tâm lý người tiêu dùng BĐS Việt Nam đầu năm 2022, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó TGĐ Batdongsan.com.vn cho biết, có khoảng 92% người Việt Nam có mong muốn mua BĐS trong tương lai, trong đó xu hướng tìm kiếm BĐS đang hướng về các các tỉnh, khu vực giáp ranh 2 thành phố lớn là TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, có 52% số người tham gia khảo sát cho rằng giá BĐS tại Việt Nam hiện đang quá cao, là trở ngại lớn nhất đối với những khách hàng tiềm năng.

Do đó, ông Nguyễn Quốc Anh nhìn nhận, xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các khu vực lân cận 2 đô thị lớn đang bùng nổ mạnh mẽ và sẽ tiếp tục gia tăng theo làn sóng phát triển hạ tầng và biến động giá bán. Bởi hiện nay, giá BĐS tại các đô thị lớn đang neo ở mức cao, nên khả năng sinh lời từ địa điểm này thấp hơn khiến nhà đầu tư tìm cơ hội ở những vùng xung quanh như Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng giáp Hà Nội hay Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Bình Phước giáp TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, ngoài yếu tố về giá cả, yếu tố cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong xu hướng dịch chuyển ngoại thành của nhà đầu tư. Ví dụ như việc xây dựng cầu Trần Hưng Đạo, phê duyệt Phân khu Đô thị sông Hồng, sông Đuống, triển khai xây dựng tuyến đường Vành đai 4,… ở Hà Nội;

Tuy nhiên, các chuyên gia BĐS cảnh báo, chuyện các dự án làm cầu, làm đường mở đến đâu, BĐS “sốt” tới đó là thực trạng nhiều năm nay và nhiều nhà đầu tư (NĐT) nhờ đón sóng từ những chính sách xây dựng hạ tầng đã trúng đậm. Tuy nhiên, ngược lại hiện nay có nhiều dự án hạ tầng đến khi khởi công hoặc khánh thành lại không tạo giá trị cao như NĐT mong đợi.

Bởi thực tế thời gian chuẩn bị rất lâu, đến khi chính thức, mọi giá trị gia tăng, trong đó có cả giá kỳ vọng đều đã được “cơn sốt” trước đó cộng hết vào. Thực tế đã cho thấy rất nhiều nhà đầu tư mua bị "chôn" vốn, thậm chí lỗ lớn vì tình trạng đầu tư "ăn theo" hạ tầng. Vì thế, các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, trước khi đầu tư BĐS "ăn theo" sóng hạ tầng, NĐT cần phải tìm hiểu thật kĩ thông tin quy hoạch, pháp lý, tính kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, khả năng thanh khoản,... để tránh bị "chôn vốn".

Tin cùng chuyên mục
Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam: Tiếp tục ưu tiên giải quyết nhiều vấn đề cấp thiết đối với trẻ em vùng DTTS và miền núi

Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích…Xung quanh vấn đề này Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.