Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Gia Lai: Bổ sung hơn 1.200 biên chế giáo viên cho năm học mới

Thùy Dung - 19:14, 05/08/2022

Trong bối cảnh tỉnh Gia Lai đang thiếu hơn 3.700 giáo viên ở các bậc học, thì việc bổ sung hơn 1.200 biên chế là một tín hiệu vui với ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.

Thời gian tới, tỉnh Gia Lai được giao hơn 1.200 biên chế giáo viên. (Ảnh minh họa)
Thời gian tới, tỉnh Gia Lai được giao hơn 1.200 biên chế giáo viên. (Ảnh minh họa)

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nội vụ tiến hành triển khai các bước theo quy trình tổ chức tuyển dụng biên chế giáo viên bậc mầm non và phổ thông năm học 2022 - 2023 theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Công văn số 3585 ngày 2/8/2022. Tại Quyết định này, Gia Lai được giao tổng cộng 1.244 biên chế giáo viên (cao nhất khu vực Tây Nguyên), gồm: 574 chỉ tiêu cho bậc mầm non, 339 chỉ tiêu bậc tiểu học, 237 chỉ tiêu bậc THCS và 94 chỉ tiêu bậc THPT.

Để thực hiện việc phân bổ biên chế giáo viên hiệu quả, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Nội vụ trực tiếp làm việc với UBND các huyện, thị xã, thành phố để rà soát trường, lớp và xác định số lượng, cơ cấu giáo viên còn thiếu theo từng bậc học, môn học. Trên cơ sở đó, phân bổ chỉ tiêu biên chế cho các địa phương và tổ chức tuyển dụng theo đúng quy định. Đặc biệt, ưu tiên tuyển dụng giáo viên các môn học mới để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới và ưu tiên tuyển dụng giáo viên mầm non cho các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

Ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết: “Sở GD&ĐT và Sở Nội vụ phải rà soát chặt chẽ, đầy đủ việc sát nhập điểm trường cũng như việc bố trí sĩ số. Sau khi rà soát xong thì chúng tôi sẽ tính toán lại câu chuyện thiếu, đủ giáo viên ở các huyện, rồi mới phân bổ 1.244 chỉ tiêu mà Trung ương giao và tiếp đó mới thực hiện việc thi tuyển. Trong đó có sự tính toán, ưu tiên cho các nơi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS để những nơi đó bảo đảm giáo viên đứng lớp”.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.