Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Yên Bái: Giải bài toán thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

Trọng Bảo - 20:07, 04/08/2022

Theo thống kê, tỉnh vùng cao Yên Bái hiện còn thiếu khoảng gần 2 nghìn giáo viên, đây là bài toán nan giải khi mà năm học mới sắp bắt đầu. Điều đáng nói là, tình trạng thiếu giáo viên không chỉ thiếu về số lượng mà còn thiếu cả về cơ cấu giáo viên ở một số môn học như Ngoại ngữ, Tin học...

Tỉnh Yên Bái đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên do thiếu nguồn
Tỉnh Yên Bái đang gặp khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên do thiếu nguồn

Huyện vùng cao Mù Cang Chải năm học 2022-2023 này đang còn thiếu 262 giáo viên; cơ cấu giáo viên cũng mất cân đối. Đặc biệt, đối với môn tiếng Anh thì địa phương đang rất thiếu; trong đó, ở cấp tiểu học còn chưa có giáo viên giảng dạy bộ môn này.

"Giáo dục mầm non dự kiến có khoảng 82 lớp/nhóm lớp, chỉ bố trí được 1 giáo viên/lớp và như vậy là không đảm bảo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Đối với giáo dục phổ thông, thiếu giáo viên, cơ cấu mất cân đối, nhất là thiếu nhiều giáo viên tiếng Anh, thậm chí còn chưa có giáo viên tiếng Anh cho cấp tiểu học, giáo viên phải dạy chéo ban ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục”, ông Nông Việt Yên, Bí thư huyện ủy Mù Cang Chải thông tin.

Thiếu giáo viên trước thềm năm học mới, không chỉ riêng đối với huyện Mù Cang Chải mà hầu hết các huyện trên địa bàn tỉnh Yên Bái đều đang gặp phải. Ông Vương Văn Bằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết: Việc thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh, nguyên nhân chính là do thiếu nguồn tuyển dụng. Cụ thể, năm 2021 khi tổ chức thi tuyển đợt 1 chỉ tuyển được 298 giáo viên trong khi kế hoạch tuyển dụng là 638 giáo viên (đạt 47%); đối với đợt 2 chỉ tiêu tuyển dụng là 743 giáo viên nhưng số lượng cũng chưa đạt.

Trước thực trạng này, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo các sở ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thực hiện việc biệt phái giáo viên giữa các địa phương. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn Tin học và Công nghệ, môn Khoa học tự nhiên, môn Lịch sử và Địa lý…

Đối với các môn học đang thiếu giáo viên nhiều như Ngoại ngữ, Tin học sẽ ưu tiên không sắp xếp đội ngũ giáo viên dạy hai môn học này kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác, bố trí dạy liên cấp, liên trường. Tăng cường giáo viên tiếng Anh từ các huyện, thị xã, thành phố lên hỗ trợ cho huyện khó khăn như Trạm Tấu, Mù Cang Chải…

“Chúng tôi cũng đã xây dựng các phương án tìm nguồn tuyển dụng giáo viên; đặt hàng đào tạo giáo viên, xây dựng chính sách thu hút giáo viên đến công tác ở vùng cao, vùng khó khăn của tỉnh. Đồng thời, đề nghị tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tuyển dụng giáo viên năm 2022 sau khi hoàn thành tuyển dụng đợt 2 năm 2021”, ông Bằng thông tin thêm.

Cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong việc thu hút giáo viên đến địa bàn vùng sâu, vùng xa
Cần có giải pháp căn cơ, lâu dài trong việc thu hút giáo viên đến địa bàn vùng sâu, vùng xa

Với những giải pháp của ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái; hy vọng năm học 2022-2023, các trường học trên địa bàn tỉnh sẽ bảo đảm đủ giáo viên đáp ứng yêu cầu dạy và học theo quy định của Bộ giáo dục. Tuy nhiên, về lâu dài địa phương cũng cần có những giải pháp căn cơ trong việc thu hút giáo viên; nhất là giáo viên về các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Có như vậy, mới mong giải quyết được tận gốc tình trạng thiếu giáo viên mỗi khi vào năm học mới như lâu nay.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.