Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia Lai: Đến năm 2025, 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường

Ngọc Thu - 22:52, 19/04/2023

UBND tỉnh Gia Lai có Quyết định số 160/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, có 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường.

Gia Lai phấn đấu 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường vào năm 2025
Gia Lai phấn đấu 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến trường vào năm 2025

Hiện nay, tỉnh Gia Lai có 265 trường mầm non (223 trường công lập, 7 trường dân lập, 35 trường tư thục, 221 nhóm độc lập tư thục) với 943 điểm trường lẻ và 87.467 trẻ. Trong đó, có 102 trường mầm non thuộc vùng khó khăn với 540 điểm trường, 1.172 nhóm, lớp và 35.829 trẻ. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ vùng khó khăn ra lớp là 4,9%; tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 88,7%.

Tuy nhiên, tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ ở các vùng khó khăn hiện khá thấp; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi còn khá cao; điều kiện dạy và học còn nhiều thiếu thốn. Do đó, mục tiêu mà Kế hoạch đề ra nhằm hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non (GDMN) vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, tăng cơ hội cho trẻ em được tiếp cận GDMN có chất lượng, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền…

Cụ thể, tỉnh Gia Lai phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 8% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Hàng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ.

Đến năm 2030, phấn đấu có ít nhất 11% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 92% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN; bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ và phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định; đồng thời, phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm và xây mới trường học, bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp.

Kế hoạch cũng đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để phát triển GDMN vùng khó khăn. Trong đó, tập trung vào việc bảo đảm chính sách, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao năng lực đội ngũ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, huy động nguồn lực và triển khai chương trình GDMN phù hợp với đặc điểm tiếp nhận, văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ.

UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Kinh phí thực hiện được trích từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo; lồng ghép từ nguồn vốn của các chương trình, dự án được cấp có thẩm quyền giao trong kế hoạch hàng năm của ngành, địa phương theo phân cấp quản lý; nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được giao và giai đoạn 2026 - 2030 phù hợp khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; nguồn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.