Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Gia Lai: Những thí sinh DTTS đặc biệt đã đậu tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngọc Thu - 15:56, 18/07/2024

Ngày 18/7, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai cho biết, 3 thí sinh "đặc biệt" DTTS Gia Rai là: Rơ Châm Un (48 tuổi), Rơ Châm Ui (47 tuổi) và em Yưng (lớp 12A1, Trường THCS và THPT Phạm Hồng Thái) đã đậu trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Huyện Đoàn Chư Păh hỗ trợ thí sinh Yưng (lớp 12A1, Trường THCS và THPT Phạm Hồng Thái, huyện Chư Păh) trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Huyện Đoàn Chư Păh hỗ trợ thí sinh Yưng (lớp 12A1, Trường THCS và THPT Phạm Hồng Thái, huyện Chư Păh) trước Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Theo đó, ông Un đạt trung bình trên 5,18 điểm, ông Ui đạt trung bình 6,4 điểm và em Yưng đạt trung bình 5,27 điểm các môn. Cả 3 thí sinh đều đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT năm 2024.

Đây là những thí sinh đặc biệt tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 tại điểm thi Trường THCS thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh) và Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chư Păh.

Ông Rơ Châm Un (trú huyện Chư Păh) đã 28 năm làm giáo viên văn hóa, Trường Tiểu học Cù Chính Lan (xã Ia Chía, huyện Ia Grai). Do yêu cầu công việc, 3 năm trước ông Un đèn sách, ôn luyện tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Chư Păh. Năm 2023, ông bước vào Kỳ thi tốt nghiệp THPT song không đậu. Vì thế, ông Un càng quyết tâm phải đậu Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Thí sinh Rơ Châm Ui (47 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, xã Ia O, huyện Ia Grai) quyết tâm thi đậu Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thí sinh Rơ Châm Ui (47 tuổi, giáo viên Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân, xã Ia O, huyện Ia Grai) quyết tâm thi đậu Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Tương tự, ông Rơ Châm Ui cũng là giáo viên văn hóa Trường tiểu học Bùi Thị Xuân (xã Ia O, huyện Ia Grai). Ông Ui đã có thâm niên hơn 20 năm công tác trong ngành Giáo dục. Thời điểm trước đây, ông Ui tốt nghiệp hệ trung cấp sư phạm 9+3 nên không được cấp bằng trung học phổ thông. Đến năm 2020 khi có quy định mới về việc chuẩn hóa bằng cấp nên ông Ui đã quyết định đi học để bổ sung tấm bằng trung học phổ thông đang thiếu. 

Việc thi đậu kỳ thi là đã mang lại niềm vui, ý nghĩa cho hành trình “gieo chữ” của hai thí sinh Un và Ui.

Thí sinh Rơ Châm Ui (đầu tiên, bên trái), là giáo viên văn hóa Trường tiểu học Bùi Thị Xuân, đã đạt tốt nghiệp với trung bình 6,4 điểm
Thí sinh Rơ Châm Un (đầu tiên, bên trái), là giáo viên văn hóa Trường Tiểu học Cù Chính Lan, đã đạt tốt nghiệp với trung bình 5,18 điểm

Còn em Yưng (lớp 12A1, Trường THCS và THPT Phạm Hồng Thái) đã 21 tuổi, nhưng vì sinh non, bị suy dinh dưỡng nên em mới chỉ cao hơn 1m, nặng 29kg. Sớm mồ côi cha, nên chàng trai nhỏ bé này phải phụ giúp mẹ chăm sóc 4 em đang tuổi ăn học. Ngoài thời gian lên lớp, em còn phải lên nương, rẫy làm việc. Cuộc sống nghèo khó, nhưng không ngăn được ước mơ chinh phục những con chữ của chàng trai bé nhỏ ấy.

Thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà bản thân cũng như gia đình đang gặp phải, nên cậu học trò này đã cố gắng vượt qua kỳ thi tốt nghiệp. Từ đó, xét tuyển vào các trường kỹ thuật hoặc học nghề, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Được biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Gia Lai có 15.249 thí sinh đăng kí dự thi. Trong đó, số thí sinh đủ điều kiện dự thi 15.238 em với 4.097 người DTTS. Theo công bố, tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2024 của tỉnh đạt 98,8% (tăng 1,02% so với năm 2023). Trong đó, hệ giáo dục phổ thông đạt 99,5%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 85,8%; thí sinh tự do đạt 49,59%. Đặc biệt, toàn tỉnh có 24/50 trường đạt tỷ lệ 100% học sinh đậu tốt nghiệp THPT (tăng 10 trường so với năm 2023).

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.