Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Khoa học - Công nghệ

Giải thưởng cao nhất Cuộc thi thiết kế mỹ thuật ứng dụng toàn quốc thuộc về ai?

Nguyệt Anh - 11:43, 14/09/2022

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm vừa tổ chức Lễ Khai mạc và trao giải thưởng cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ V - năm 2022.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông và các đại biểu xem tác phẩm
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông và các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày tác phẩm giành giải Nhất cuộc thi

Ban Tổ chức đã trao 2 bộ giải gồm 22 giải thưởng cho các tác phẩm có chất lượng nổi trội thuộc hai loại hình thiết kế sáng tạovà sản phẩm ứng dụng. Cụ thể, bộ giải thưởng thiết kế sáng tạo gồm 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 5 giải Khuyến khích. Trong đó, giải Nhất trị giá 30 triệu đồng được trao cho nhóm tác giả Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu và Trần Thị Lệ Quyên (Trường ĐH FPT Hà Nội) với tác phẩm Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục.

Bộ giải thưởng sản phẩm ứng dụng không có giải Nhất, Ban tổ chức trao 2 giải Nhì, 4 giải Ba và 5 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc. Trong đó, 2 giải Nhì, mỗi giải trị giá 20 triệu đồng được trao cho tác giả Lê Duy Đức (Sơn La) với tác phẩm: Cổ tự môn tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội) với tác phẩm Bình hoa đan tre.

Tác phẩm Giải Nhì “Cổ tự môn” của tác giả Lê Duy Đức (Sơn La)
Tác phẩm Giải Nhì “Cổ tự môn” của tác giả Lê Duy Đức (Sơn La)

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - năm 2022 được tổ chức nhằm tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả qua việc trưng bày, giới thiệu những mẫu thiết kế sáng tạo, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có giá trị ứng dụng trong đời sống và tính thẩm mỹ cao. Triển lãm là hoạt động chuyên môn quan trọng của lĩnh vực mỹ thuật ứng dụng được tổ chức định kỳ 3 năm một lần, thu hút đông đảo các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân cả nước tham gia. Đây cũng là cầu nối giữa các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ trong nước đồng thời góp phần xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm mỹ thuật ứng dụng của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ghi nhận chuyển đổi số phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An

Ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, phát triển kinh tế -xã hội đang là xu thế mới ở các bản làng vùng đồng bào DTTS Nghệ An. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống, những gùi măng, con gà, con lợn, hay các sản phẩm từ nghề truyền thống như đan lát, thổ cẩm... từng bước xuất hiện trên không gian mạng, không chỉ quảng bá giới thiệu, lan tỏa được bản sắc của đồng bào các DTTS đến được với nhiều khách hàng mà còn mang về nguồn thu tốt hơn cho bà con.