Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Sự vào cuộc của ngành Giáo dục và Đào tạo (Bài 7)

Văn Hoa - Vũ Hường - 13:54, 23/10/2024

Nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã tăng cường công tác tuyên truyền về TH-HNCHT, đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong trường học. Từ đó, nâng cao nhận thức cho học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng để lấy vợ, lấy chồng.

Em Bùi An Khang (ở giữa), học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Thượng Bì nói vanh vách về TH-HNCHT
Em Bùi An Khang (ở giữa), học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Thượng Bì nói vanh vách về TH-HNCHT

Học sinh nói về tảo hôn

Sau giờ lên lớp, em Bùi Thanh Huy, dân tộc Mường, (thôn Vọ, xã Cuối Hạ), lớp 7B, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Kim Bôi đều dành thời gian để tham gia các hoạt động thể dục, thể thao với các bạn. Huy nói, bố mẹ và thầy cô luôn dặn dò, không nên yêu và lập gia đình sớm nên em chỉ tập trung vào học tập, ngoài giờ học em tham gia các môn thể thao để rèn luyện sức khỏe.

Huy cho biết, thông qua các buổi ngoại khóa tuyên truyền của Nhà trường về tác hại của tảo hôn, đặc biệt là Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về TH-HNCHT" cho học sinh các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh… em thấy rất hay và bổ ích, vì qua đó em nắm rõ tác hại của TH-HNCHT để biết phòng tránh. Em sẽ về tuyên truyền với các bạn của mình và người thân trong gia đình về những gì học được tại trường để chung tay đẩy lùi tảo hôn.

Tương tự, em Bùi An Khang, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Thượng Bì, nói vanh vách về những nội dung cơ bản liên quan đến TH-HNCHT. Khang cho biết, qua một số môn học, đặc biệt là các buổi sinh hoạt dưới cờ trong nhà trường, em được các thầy cô chia sẻ nhiều kiến thức về TH-HNCHT. Khang nhấn mạnh, TH-HNCHT là vi phạm pháp luật.

Các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi giúp học sinh nâng cao kiến thức pháp luật về phòng chống TH-HNCHT
Các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi giúp học sinh nâng cao kiến thức pháp luật về phòng chống TH-HNCHT

Nhằm giúp học sinh có thêm kiến thức pháp luật, vừa qua, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Hòa Bình) phối hợp Công an huyện Kim Bôi tuyên truyền pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, trong đó có quy định về phòng, chống TH-HNCHT cho học sinh Trường TH&THCS Kim Tiến, xã Kim Bôi. 

Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp học sinh nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, có biện pháp phòng tránh để không trở thành nạn nhân của TH-HNCHT khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Đem câu chuyện của em Bùi An Khang, học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học và THCS Thượng Bì trò chuyện với ông Đinh Công Phụng, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi, ông Phụng cũng khẳng định, thời gian qua, ngành Giáo dục huyện Kim Bôi đã đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa ở trong trường, và qua cuộc thi đã giúp học sinh được thực hành nhiều kĩ năng sống, được trải nghiệm và thể hiện bản thân, góp phần tạo môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, bổ ích. Quan trọng nhất, học sinh đã tích lũy được kiến thức và kĩ năng tự bảo vệ mình trước vấn nạn TH- HNCHT.

“Qua các hoạt động ngoại khóa trong trường giúp học sinh có thêm kỹ năng, kiến thức, có thể chính các em sẽ là kênh thông tin, là tuyên truyền viên tích cực tới người thân, bạn bè trong trường và nơi dân cư mà các em sinh sống, tạo sức lan tỏa đến cộng đồng và xã hội tham gia đẩy lùi tình trạng TH&HNCHT”, ông Đinh Công Phụng nhấn mạnh.

Qua các hoạt động ngoại khóa trong trường giúp học sinh có thêm kỹ năng, kiến thức để bảo vệ bản thân, tránh trở thành nạn nhân của TH- HNCHT
Qua các hoạt động ngoại khóa trong trường giúp học sinh có thêm kỹ năng, kiến thức để bảo vệ bản thân, tránh trở thành nạn nhân của TH- HNCHT

Nhiều giải pháp thiết thực

Bà Lê Thị Hồng, Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi cho biết, để ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Kim Bôi đã triển khai nhiều biện pháp khác nhau như: Chỉ đạo các trường học căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương tích cực phối hợp để tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh một cách hiệu quả về phòng chống TH- HNCHT; phối hợp với Trung tâm Y tế huyện, các Trạm y tế tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, chuyên đề “Giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên”.

Bên cạnh đó, Nhà trường tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, tích cực giáo dục, tuyên truyền để học sinh có nhận thức đúng đắn về tâm sinh lý lứa tuổi; mạnh dạn, thẳng thắn đưa vào sinh hoạt ngoại khóa; Mỗi trường Mầm non, TH&THCS đều có phòng y tế; các trường TH&THCS có phòng tư vấn tâm lý học đường để hỗ trợ các em, làm nơi tin cậy cho các em chia sẻ tâm tình, nói nên những tâm tư, suy nghĩ của tuổi mới lớn, tuổi dậy thì, qua đó có định hướng, tháo gỡ những khó khăn trong sự thay đổi tâm sinh lý của các em.

Đặc biệt, không ngừng tuyên truyền, vận động kết hợp giáo dục, định hướng nghề nghiệp, thực hiện phân luồng giáo dục ngay từ cấp THCS. Lồng ghép chương trình giáo dục địa phương để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các tộc người thiểu số nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lấn át các luồng văn hóa ngoại lai độc hại.

Có thể thấy, TH-HNCHT có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dân số cũng như mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, đưa nội dụng giáo dục giới tính vào trường học nên đến nay tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã chuyển biến tích cực, không còn trường hợp nào hôn nhân cận huyết thống. 

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Kon Tum: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào từ cơ sở kết quả cuộc Điều tra 53 DTTS

Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.