Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục dân tộc

Gian nan gieo chữ vùng cao

PV - 09:32, 23/01/2018

Trường Tiểu học (TH) số 2 Thượng Trạch ở bản Cờ Đỏ (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) là trường vùng sâu và xa nhất của huyện Bố Trạch. Nơi đây, thầy cô giáo đang phải dạy và học trong điều kiện vô cùng khó khăn và thiếu thốn.

Để con em đồng bào Ma Coong (một nhóm thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều) không bị thất học, các thầy cô giáo tại các điểm trường đang phải nỗ lực vượt khó để mong sao con chữ sẽ làm thay đổi cuộc sống của bà con.

Để đến trường học sinh bản Cờ Đỏ phải vượt qua nhiều đoạn đường dốc và khó đi. Để đến trường các em học sinh bản Cờ Đỏ phải vượt qua nhiều con suối nguy hiểm.

 

Xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch có hai trường TH, Trường TH số 1 đóng tại trung tâm xã và Trường TH số 2 đứng chân ở bản Cờ Đỏ, cách Trường TH số 1 gần 20km. Thầy Hiệu trưởng Trường TH số 2 Võ Anh Tuân cho biết: Xã Thượng Trạch gồm 10 điểm trường với 20 phòng học, trong đó chỉ có 3 phòng kiên cố, 5 phòng bán kiên cố, 11 phòng tạm bợ và 1 phòng phải mượn nhà dân. Tổng số cán bộ, giáo viên 38 người, có 3 cô giáo phụ trách công tác văn phòng. Các điểm trường đứng chân ở các bản “ba nhất”: sâu nhất, xa nhất, khó khăn nhất. Các bản nơi đây cách xa nhau cả chục cây số, nhiều bản phải cắt rừng đi bộ gần ngày đường mới đến nơi, vì thế công việc gieo chữ nơi miền biên viễn này vẫn còn nhiều khó khăn và thử thách.

Riêng bản Cờ Đỏ có 58 hộ, 237 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Ma Coong. Điểm trường ở đây có 49 học sinh, gồm: 11 em lớp một, 11 em lớp hai, 9 em lớp ba, 9 em lớp 4 và 8 em lớp năm. Mặc dù từ trục đường chính (đường 20) vào bản chỉ khoảng 4km thế nhưng do ở đây có duy nhất con đường hiểm trở này nên bản Cờ Đỏ hầu như tách biệt hẳn với bên ngoài.

Để đến trường các em học sinh bản Cờ Đỏ phải vượt qua nhiều con suối nguy hiểm. Để đến trường học sinh bản Cờ Đỏ phải vượt qua nhiều đoạn đường dốc và khó đi.

Chuyện ăn ở, sinh hoạt, cắm bản dạy học của giáo viên Trường TH số 2 Thượng Trạch khá gian nan. Thầy giáo Hoàng Đức Cường, 13 năm “cắm” các bản cho biết: “Khổ nhất là vào mùa mưa, nước lũ khe suối lên xuống bất thường gây tắc đường, học sinh nghỉ học, thầy giáo cắm bản phải xin ở lại với bà con, dân bản ăn gì, mình dùng nấy. Không sóng điện thoại để thông báo cho Ban Giám hiệu nhà trường, cho gia đình. Bởi vậy mà lãnh đạo nhà trường có sáng kiến luân chuyển thường xuyên các thầy cắm bản, từ bản xa đến bản gần,..

Phải khẳng định rằng, đây là những điểm trường khó khăn nhất và nhiều không nhất của huyện Bố Trạch. Không điện, không đường, không sóng điện thoại… trường thiếu thốn đủ bề ngoài dãy nhà xây hai tầng ra thì nhìn đâu cũng thấy thiếu thốn. Thiếu từ nhà nội trú giáo viên đến các phòng chức năng, trang thiết bị dạy học, phương tiện nghe nhìn. Tạm bợ nhất là khu nhà bếp và khu vệ sinh, các thầy linh động lên rừng chặt lá về lợp, dùng bạt quây lại. Mùa mưa, vắt rừng ngửi thấy hơi người lổm nhổm bò vào tận nhà bếp, khu vệ sinh.

Hằng ngày các cháu học sinh nơi đây phải rồng rắn đến trường trên con đường nguy hiểm men theo suối, đi trên lối mòn đầy đá sỏi trơn trượt. “Vào mùa nắng không nói làm gì, mùa mưa, chỉ cần một trận mưa vừa là thầy phải ra tận suối để dắt các cháu qua. Nếu mưa to kéo dài chắc chắn các cháu phải nghỉ học vì nước suối rất lớn, chảy rất mạnh, không thể nào qua được. Có khi cả lớp đang học, trời đổ mưa không dứt, bắt buộc thầy phải cho trò về sớm. Có lần mới đưa các em qua suối xong thì nước lớn ào ào đổ về. Chậm một chút chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra”- thầy Hoàng Bảo Tăng kể.

Cần một con đường từ bản Cờ Đỏ đến Trường TH số 2 Thượng Trạch và ra tới đường 20, đó là khao khát của đồng bào Ma Coong ở bản Cờ Đỏ và của những người thầy giáo cắm bản dạy chữ nơi đây.

THANH LONG - PHONG DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.