Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục đại học chuẩn bị cho chuyển đổi số

P. Ngọc (T/h) - 14:32, 22/09/2021

Đó là chủ đề của Hội thảo trực tuyến do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Hội đồng Anh tại Việt Nam tổ chức chiều 21/9.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Hội thảo “Giáo dục đại học chuẩn bị cho chuyển đổi số” đã thu hút hơn 500 nhà quản lý giáo dục đại học, giảng viên, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp và sinh viên tham dự. 

Hội thảo là một phần trong chương trình Hợp tác Đối tác Toàn cầu - Going Global Partnerships của Hội đồng Anh tại Việt Nam trong ba năm 2021-2024. Mạng lưới Giáo dục đại học Vương quốc Anh-Việt Nam (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đại diện với vai trò trường Chủ tịch Mạng lưới), Global Wales - tổ chức chuyên trách về xúc tiến hợp tác giáo dục xứ Wales và Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh (DIT) hỗ trợ tổ chức sự kiện này.

Hội thảo tạo cơ hội cho Chính phủ và các nhà quản lý giáo dục đại học Việt Nam và Vương Quốc Anh thảo luận về thách thức, cơ hội trong lĩnh vực số hóa giáo dục đại học nhằm đáp ứng sự phát triển của bậc đào tạo này ở cả hai quốc gia và tầm quan trọng của việc hoàn thiện chính sách để giải quyết các vấn đề này.

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, ý nghĩa quan trọng của Hội thảo đối với giáo dục đại học trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 có ảnh hưởng mạnh mẽ tới đời sống và giáo dục.

Đây là cơ hội để các trường đại học Việt Nam và Vương quốc Ạnh chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các vấn đề xung quanh chuyển đổi số trong lĩnh vực giảng dạy, học tập, nghiên cứu, hợp tác doanh nghiệp và đảm bảo chất lượng. Nội dung trao đổi của Hội thảo sẽ là cơ sở giúp cho Bộ GD&ĐT cùng các trường xem xét, đóng góp vào quá trình xây dựng kế hoạch và chiến lược chuyển đổi số trong tương lai.

Đại diện Hội đồng Anh tại Việt Nam, bà Donna McGowan cho biết, Hội đồng Anh luôn mong muốn phát triển mối quan hệ hợp tác đối tác với Bộ GD&ĐT Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa hai nước, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục đại học. Trước bối cảnh toàn cầu cùng những gián đoạn học tập do dịch Covid-19 gây nên, chuyển đổi số là một thay đổi tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thế hệ trẻ trong tương lai, giúp họ trang bị kiến thức và kỹ năng chuyển đổi cần thiết để chuẩn bị cho một thế giới việc làm nhiều biến đổi.

Đánh giá về "Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục đại học tại Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hậu Covid-19 và các chính sách", PGS TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Để sinh viên có thể tiếp tục học tập và đảm bảo an toàn, đã có những giải pháp như điều chỉnh kế hoạch năm học, khung chương trình; dạy học trực tuyến; dạy học trên truyền hình… Song song với đó là quá trình cập nhật chính sách, khuyến khích, thúc đẩy dạy học trực tuyến, nâng cấp chương trình đào tạo, phát triển kỹ năng CNTT, phát triển hạ tầng và học liệu,…

Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều quy định và hoạt động nhằm tăng cường năng lực, tạo cơ sở thuận lợi cho chuyển đổi số trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Việc cho phép đào tạo trực tuyến trên diện rộng càng đòi hỏi phải tập trung vào các điều kiện bảo đảm chất lượng và chất lượng của công tác đánh giá. Cùng với quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học cần đảm bảo không thấp hơn quy định chung....

Trong khuôn khổ của Hội thảo còn có bốn phiên họp với sự tham gia của nhiều diễn giả đến từ nhiều trường đại học, tổ chức và doanh nghiệp để thảo luận các vấn đề và thách thức thể chế chung mà các trường đại học Vương quốc Anh và Việt Nam đang đối mặt đó là: Nâng cao năng lực dạy và học; Hợp tác nghiên cứu và kết nối với doanh nghiệp; Đổi mới trong dạy và học – Công nghệ cho phép nền tảng và phân chia kỹ thuật số: Đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, bảo mật dữ liệu và kiểm định chất lượng.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.