Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Giáo dục mầm non ở vùng cao lào cai: Khó khăn nhân đôi

PV - 13:03, 29/01/2018

mục tiêu chung của giáo dục mầm non, là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách để trẻ chuẩn bị bước vào bậc tiểu học. Tuy nhiên, đối với những trường mầm non ở vùng cao của tỉnh lào cai, việc thực hiện mục tiêu này quá khó khăn, do còn rất nhiều trẻ em dTTS sống ở khu vực đặc biệt khó khăn và chưa biết nói tiếng phổ thông.

Điểm trường Mầm non Tả Ngài Chồ, huyện Mường Khương (Lào Cai) cách trường chính hơn chục cây số. Trường nằm trên đỉnh núi Lũng Vùi nên đường đi rất khó khăn. Vào mùa đông, sương mù bao phủ dày đặc nên để có thể đến lớp đúng giờ các cô giáo ở đây đã phải dậy từ 5 giờ sáng.

Để làm tốt công tác dạy và học, giáo viên các trường mầm non ở vùng cao phải rất cố gắng nỗ lực. Để làm tốt công tác dạy và học, giáo viên các trường mầm non ở vùng cao phải rất cố gắng nỗ lực.

 

Người Mông ở Lũng Vùi đi nương từ rất sớm, nên hầu hết các em học sinh đều tự đến lớp, trong đó có cả những em mới 3 tuổi. Cô Thào Giả, giáo viên ở Phân hiệu trường Mầm non Tả Ngài Chồ cho biết: Đời sống của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn lắm, cái ăn cái mặc vẫn còn thiếu thốn nên việc quan tâm đến học hành của con em mình cũng còn nhiều hạn chế; bố mẹ cũng chẳng mấy khi đưa con đến trường; trong khi thể trạng, tầm vóc của các em không như trẻ ở dưới xuôi. “Vào mùa đông nhiều hôm chúng tôi phải phân công nhau đến từng nhà cõng các con tới lớp chứ để các con tự đi trong thời tiết giá rét, sương mù không an tâm chút nào”.

Điểm trường mầm non ở thôn Lũng Vùi có 16 em học sinh trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi, tất cả đều là dân tộc Mông. Ở nhà, các em giao tiếp với mọi người đều bằng tiếng dân tộc mình, nên khi bắt đầu đi học mầm non thì không có

em nào biết nói tiếng phổ thông. Do vậy, để cho các em có thể hiểu được thì các cô giáo ở đây phải dạy song song cả tiếng phổ thông và tiếng Mông.

Bên cạnh đó, các cô còn phải thay phiên nhau đi chợ, nấu cơm chăm sóc cho các em. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng tình yêu, nhiệt huyết, các cô giáo ở đây đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trang bị cho các em những kiến thức đầu tiên để vào lớp một.

Theo cô Phan Thị Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Tả Ngài Chồ, việc dạy học ở bậc mầm non vốn vất vả nhất trong các bậc học; với các trường mầm non ở vùng cao vất vả nhân đôi. Cùng một bài thơ, bài hát với trẻ vùng thấp, chỉ cần một ngày hoặc một tiết là các cháu có thể thuộc, nhưng với học sinh ở đây phải mất cả tuần. Hiện tại, chúng tôi có định mức là 1,5 giáo viên trên 1 lớp. Nhưng với điểm trường xa này chúng tôi ưu tiên đủ 2 cô trên một lớp để các cô hỗ trợ nhau chăm sóc giáo dục và nuôi ăn bán trú cho học sinh.

Có thể thấy việc giảng dạy song song cả tiếng phổ thông và tiếng mẹ đẻ cho các em học sinh vùng đồng bào DTTS của Lào Cai đang có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa, nhất là ở bậc mầm non, thiết nghĩ tỉnh Lào Cai cần ưu tiên nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất và nhân lực. Đồng thời, cũng cần tiếp tục tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của giáo dục, qua đó nhận được sự chia sẻ, đồng lòng của người dân và chính cha mẹ học sinh.

TRỌNG BẢO

Tin cùng chuyên mục
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.