Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Gương sáng

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh: "Cây đại thụ" của ngành Sinh học Việt Nam

Việt Anh - 22:11, 11/10/2024

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh là một trong những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tài nguyên môi trường của Việt Nam. Ông hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam. Năm 2010, ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ, giải thưởng danh giá nhất của Nhà nước dành tặng cho những nhà khoa học có công trình nghiên cứu đặc biệt xuất sắc.

Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh.
Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Huy Huỳnh.

Vị giáo sư yêu cây

Gặp Giáo sư Đặng Huy Huỳnh trong căn nhà nhỏ ngập tràn sách, tài liệu, tranh ảnh về cây cối, ông từ tốn rót nước mời khách. Ông kể tôi nghe những chặng đường công tác của ông gắn với lĩnh vực nghiên cứu tài nguyên môi trường và vinh danh cây di sản.

Ông nói, với ý tưởng phải bảo vệ các cây cổ thụ, có ý nghĩa về khoa học, văn hóa, để các cây cổ thụ không bị chết vì già cỗi, thì cần phải có một chương trình bài bản bảo vệ chúng. Chương trình vinh danh cây di sản do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường khởi xướng đã ra đời năm 2010 từ sự cấp thiết đó.

Cây di sản bao gồm những cây gỗ lớn, cây thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng, có tuổi đời trên 100 năm đối với cây trồng và trên 200 năm đối với cây tự nhiên. Cây di sản phải có một hoặc một số giá trị về cảnh quan, môi trường, khoa học, văn hóa, lịch sử... được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký và được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận, bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể.

Phần thưởng lớn nhất cho tôi chính là việc người dân chung tay bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Tự bản thân họ thấy việc cần thiết phải bảo vệ, giống như thứ tài sản tích trữ lại dành cho đời con, đời cháu”.

Đặng Huy HuỳnhGiáo sư

Việc lựa chọn và vinh danh cây di sản góp phần bảo tồn nguồn gene tiêu biểu, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam tạo nguồn du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh cho biết, đến nay, ông cùng các nhà khoa học đã vinh danh được hơn 7.000 cây di sản trên khắp cả nước. Các cây được vinh danh đều có tuổi đời từ 200 năm đến 2.000 năm tuổi, cá biệt có những cây đến 3.500 năm tuổi như cây đại ở Đông Anh (Hà Nội) hay cây táu cổ ở đền Cổ Miếu (Phú Thọ) có tuổi đời đến 2.200 năm tuổi. Đặc biệt là 2 cây chò khổng lồ (chu vi thân hơn 4m, cao hơn 30 m) tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tháng 8/2024.

Hiện nay, ngày càng có nhiều địa phương gửi hồ sơ đăng kí vinh danh Cây Di sản về Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, nghĩa là còn rất nhiều cây quý nữa chưa được biết đến. “Phần thưởng lớn nhất cho tôi chính là việc người dân chung tay bảo vệ môi trường, hệ sinh thái. Tự bản thân họ thấy việc cần thiết phải bảo vệ, giống như thứ tài sản tích trữ lại dành cho đời con, đời cháu”, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh phấn khởi thông tin.

 Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh (trong cùng bên trái) tại Lễ công nhận 1.324 cây chè Shan tuyết của tỉnh Hà Giang là Cây Di sản Việt Nam.
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Huy Huỳnh (trong cùng bên trái) tại Lễ công nhận 1.324 cây chè Shan tuyết của tỉnh Hà Giang là Cây Di sản Việt Nam.

Dấu chân in khắp các cánh rừng

Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, tham gia quân ngũ khi mới 14 tuổi, ông cùng đồng đội đã có hàng chục năm sống và chiến đấu trong những cánh rừng ở vùng Hạ Lào. Và sau này, khi trở thành nhà khoa học, đôi chân của ông đã đi không biết bao nhiêu cánh rừng ở Việt Nam. Những chuyến đi sâu vào rừng hàng 2 - 3 tháng trời, vác trên lưng bao ngô, bao mỳ làm lương thực. Lúc lội bộ ở vùng rừng ngập mặn Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), khi lại thực hiện những chuyến thực địa dài ngày tận rừng sâu thuộc các tỉnh Ðắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum…

Việc tìm kiếm, nghiên cứu, chứng nhận Cây di sản chính là “cơn cớ” để ông nối dài hành trình đến với thiên nhiên cây cỏ. “Nếu không có những cuộc vinh danh Cây Di sản thì cây sẽ ra sao? Có lẽ một số cây sẽ vẫn tồn tại như bao lâu nay. Nhưng cũng có nhiều cây có thể sẽ chết dần, cả về thực thể cây, cả về ý nghĩa, giá trị của cây với cộng đồng. Bởi thế, nhiều cuộc vinh danh cây đồng nghĩa với cuộc giải cứu, nâng tầm cho cây. Quần thể cây bàng ở Côn Đảo, hay cây ngô đồng đỏ ở Cù Lao Chàm từ khi là Cây Di sản đã trở thành điểm nhấn cho các khu du lịch”, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh chia sẻ.

GSTS.KH Đặng Huy Huỳnh dự Lễ ra mắt Công trình thanh niên số hóa Cây di sản Việt Nam tại miếu Đồng Vịnh, thôn Thượng Lạp, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.
GSTS.KH Đặng Huy Huỳnh dự Lễ ra mắt Công trình thanh niên số hóa Cây di sản Việt Nam tại miếu Đồng Vịnh, thôn Thượng Lạp, xã Tân Tiến, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Trong sự nghiệp nghiên cứu, ông đã để lại nhiều công trình khoa học có giá trị. Với 154 công trình nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong và ngoài nước; 14 cuốn sách chuyên khảo về động vật, sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, quản lý bảo tồn... Năm 2017, nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, Giáo sư Đặng Huy Huỳnh là một trong 10 người được trao tặng danh hiệu Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN vì có nhiều đóng góp tích cực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và khu vực.

Ông đã trực tiếp tham gia thực hiện nhiều đề tài khoa học cấp Bộ và cấp Nhà nước. Điển hình như công trình nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (1961-1971) ở Mã Đà (Đồng Nai), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), làm căn cứ cho việc đề ra hướng khắc phục và góp phần vào việc đấu tranh với Mỹ về hậu quả của chất độc hóa học với môi trường Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Bí thư Chi bộ người Dao - Tấm gương của người dân thôn Khe Lầm

Bí thư Chi bộ người Dao - Tấm gương của người dân thôn Khe Lầm

Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của người đứng đầu thôn, anh Đặng Hiệu Linh, dân tộc Dao, sinh năm 1982, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Lầm, xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế để người dân học tập và làm theo; cùng với chính quyền địa phương, anh đã góp phần đưa thôn Khe Lầm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.