Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc: Cách làm hay của Bình Liêu

PV - 10:41, 05/06/2019

Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), với 9 dân tộc cùng sinh sống. Trước nguy cơ trang phục truyền thống của các dân tộc đang dần bị mai một, huyện Bình Liêu đã có nhiều nỗ lực, đưa ra các giải pháp để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các DTTS.

Các em học sinh ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục dân tộc khi đến trường. Các em học sinh ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục dân tộc khi đến trường.

Từ trường học

Tại điểm trường Bản Ngày, Trường Tiểu học Vô Ngại, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu, chúng tôi khá ấn tượng với hình ảnh các em học sinh, thầy cô giáo trong những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu. Em Trần Thùy Linh, dân tộc Tày, học sinh lớp 4, điểm trường Bản Ngày cho biết, em chỉ có một bộ trang phục dân tộc truyền thống nên phải giữ gìn rất cẩn thận. Mỗi sáng thứ Hai đầu tuần hay trong các dịp lễ, tết, ngày hội trường, em lại mang ra mặc với niềm tự hào riêng về văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Được biết, phong trào mặc trang phục dân tộc không chỉ được nhân rộng ở Trường Tiều học Vô Ngại mà lan tỏa đến tất cả các nhà trường trên địa bàn huyện Bình Liêu. Việc mặc trang phục dân tộc không còn là quy định mà đã dần trở thành niềm yêu thích, tự hào của mỗi học sinh.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Ngô Văn Mậu, Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Bình Liêu cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế ở địa phương, Phòng Giáo dục đã triển khai phong trào mặc trang phục dân tộc khi đến lớp. Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo, các em học sinh và phụ huynh học sinh. Bên cạnh việc khuyến khích các thầy cô giáo, các em học sinh mặc trang phục dân tộc, Phòng còn chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện lồng ghép đưa vào chương trình giảng dạy những nội dung liên quan đến văn hóa dân tộc. Qua đó, giáo dục cho học sinh ý thức giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc, bồi đắp thêm niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt ngày thường. Đồng bào các dân tộc Tày, Dao ở Bình Liêu thường xuyên mặc trang phục truyền thống trong sinh hoạt ngày thường.

Đến công sở

Việc mặc trang phục dân tộc không chỉ dừng lại ở các trường học mà lan tỏa đến đông đảo cán bộ, công nhân viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Bình Liêu. Đầu năm 2019, UBND huyện Bình Liêu đã ban hành Công văn số 367/UBND-VHTT của UBND huyện về việc triển khai mặc đồng phục và trang phục truyền thống dân tộc trong cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Bên cạnh đó, Huyện ủy Bình Liêu cũng đã ban hành công văn về việc triển khai mặc trang phục dân tộc tại các cơ quan, đơn vị nhằm bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống, tạo nét đẹp văn hóa của đồng bào các DTTS huyện Bình Liêu. Theo đó, huyện sẽ triển khai đồng loạt mặc trang phục truyền thống 2 ngày/tuần và vào các ngày lễ hội, các sự kiện quan trọng của quê hương, đất nước.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Bình Liêu cho biết: Để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, huyện đã triển khai nhiều biện pháp, bước đầu đã tạo được thói quen mặc trang phục dân tộc cho cán bộ, học sinh. Qua đó tạo sự chuyển biến về ý thức và hành động, sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, góp phần gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.

NGHĨA HIỆP

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.