Các thành viên của Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cơ Lao thôn Tà Chải cùng trao đổi về cách may những họa tiết trên bộ trang phục truyền thốngTôi chăm chú lắng nghe ông Trần Chí Nhân, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì kể và mường tượng lại niềm vui của Tà Chải trong những ngày đầu thành lập Nhóm cộng đồng. Tám chiếc máy may điện tử Juki DDL-900A, hai chiếc máy thêu Brother GS-2700, cùng bàn là, cùng chỉ may, chỉ thêu, phấn màu, thước gỗ, thước dây... được ba chiếc xe tải từ miền xuôi, hăm hở nối đuôi nhau chở lên Tà Chải.
Người trẻ sôi nổi, háo hức xem thật kỹ những máy móc sáng choang, được bọc cẩn thận trong mấy lần thùng giấy. Người già khe khẽ chạm tay ve vuốt những súc vải nhuộm chàm ngai ngái, thơm lừng. Từ đây, đồng bào Cơ Lao ở Tà Chải đã có hẳn một “xưởng” may mặc quy mô, hiện đại mà bấy lâu nay vẫn ước ao, mong chờ. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tin tưởng của các thành viên trong nhóm, Chi Hội trưởng Chi Hội Phụ nữ thôn Tà Chải Min Thị Nguyệt được cử là Nhóm trưởng.
Mấy tháng trước, tôi từng lên Tà Chải công tác, tình cờ được nghe Min Thị Nguyệt hát dân ca của dân tộc mình, tuy không hiểu hết ngữ nghĩa trong ca từ mà Nguyệt hát, nhưng mãi về sau này, mỗi lần về huyện Hoàng Su Phì, tôi lại mênh mang nhớ những giai điệu hôm đó! Hôm nay trở lại mới biết, người con gái ấy thêu giỏi lắm, thêu hoa đẹp hơn hoa thật...
Trưởng Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cơ Lao thôn Tà Chải Min Thị Nguyệt
Từ trước tới nay, người Cờ Lao ở Tà Chải mình chưa bao giờ quên đi nghề dệt truyền thống, nhưng để đánh giá đúng mực thì từ khi Dự án đi vào thực hiện, các chị, các mẹ duy trì, giữ nghề sôi nổi và hiệu quả hơn hẳn”.
Ông Trần Chí Nhân, Phó trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Hoàng Su Phì
Nguyệt ngồi đó, đầu hơi cúi, những ngón tay thoăn thoắt đưa kim. Không mẫu hình, không đường kẻ, nét phác, chỉ có trí nhớ và mũi kim cần mẫn, thông minh nhích từng li, chỉ luồn trong vải, ríu rít sắc xanh đỏ, nét dọc, nét ngang, vẻ xa, vẻ gần...
Nguyệt kể, nói tới nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống của dân tộc Cơ Lao phải kể đến đến kỹ thuật thêu hoa văn chỉ màu, hoa văn gợn sóng và kỹ thuật khâu đáp độc đáo. Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ gồm khăn đội đầu, áo và quần. Khăn đội đầu, cổ áo, tay áo được thêu trang trí các mảng hoa văn hình ô vuông, quả trám, các hình tam giác nhỏ hoặc đính tua len các màu, giúp tôn thêm vẻ đẹp rực rỡ.
Từ những tâm tình đó tôi hiểu hơn một điều, cùng với thời gian, bộ trang phục thổ cẩm của người Cơ Lao không chỉ là những bộ y phục đơn thuần, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, mang trong mình vẻ đẹp sâu sắc về thẩm mỹ và tâm hồn của dân tộc. Với cung cách quản lý và làm việc khoa học, các thành viên của Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cơ Lao thôn Tà Chải đã hoàn thiện đơn hàng đầu tiên của mình vào đầu tháng 3 vừa rồi.
Bộ trang phục thổ cẩm của người Cơ Lao không chỉ là những bộ y phục đơn thuần, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật, mang trong mình vẻ đẹp sâu sắc về thẩm mỹ và tâm hồn của dân tộcTrưởng Nhóm cộng đồng bảo tồn nghề thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống dân tộc Cơ Lao thôn Tà Chải Min Thị Nguyệt nói: “Trước mắt em cùng mọi người tập trung hoàn thiện trang phục nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng trong Nhân dân trong vùng. Em cùng mọi người quyết tâm mỗi thành viên tham gia Dự án sẽ có thu nhập cao hơn. Xa hơn nữa, Nhóm sẽ dần cải tiến, nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm thêu thổ cẩm và may trang phục truyền thống để cung cấp cho các điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm du lịch trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì”.