Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Giúp nhau từ “Hai biết, hai hỗ trợ”

PV - 13:59, 23/05/2018

Từ nhiều năm nay, ở xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Hai biết, hai hỗ trợ” đã hoạt động hiệu quả để giúp phụ nữ cùng nhau thoát nghèo. Đây là sáng kiến của Chi hội Phụ nữ thôn 4, xã Đăk Mar.

Nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế đang hoạt động hiệu quả ở Kon Tum. Nhiều mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế đang hoạt động hiệu quả ở Kon Tum.

 

Theo chị Nguyễn Thị Nhung, Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn 4, “Hai biết” là biết những gia đình chị em khó khăn cần nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, biết hoàn cảnh và nhu cầu để tạo điều kiện cho chị em vay vốn; “hai hỗ trợ” là bên cạnh hỗ trợ vốn vay, còn hỗ trợ kiến thức, kinh nghiệm sản xuất. Mô hình được triển khai từ năm 2011, nhằm giúp hội viên tham gia phát triển kinh tế gia đình, đồng thời nhằm thúc đẩy bình đẳng giới.

Đều đặn hằng tháng, các hội viên Chi hội Phụ nữ thôn 4 (xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà) tập trung đóng góp tiền quỹ Hội; ban đầu là 50 nghìn đồng/người/tháng, từ năm 2015 tăng lên 200 nghìn đồng/người/tháng. Đến nay, với 70 hội viên tham gia, tổng nguồn quỹ gần 750 triệu đồng, đã tạo điều kiện cho 110 lượt hội viên vay đầu tư phát triển kinh tế. Chi hội cũng đã thành lập được 3 Tổ tiết kiệm với tổng số tiền gần 100 triệu đồng, giúp cho 124 lượt hội viên vay.

Từ nguồn vốn này, nhiều mô hình chăn nuôi lợn, chăn nuôi dê, chăn nuôi bò, rồi thâm canh cà phê, trồng tiêu xuất hiện. Nhờ đó, nhiều gia đình hội viên có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Hàng chục hộ gia đình phụ nữ không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Đặc biệt, mô hình này đã góp phần chấm dứt tình trạng tín dụng đen đang hoành hành ở khu vực nông thôn. Đến nay 70 hội viên của Câu lạc bộ không còn gia đình thuộc diện nghèo.

TÙNG NGUYÊN