Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Gương mặt vàng môn cử tạ của Việt Nam

PV - 16:59, 11/06/2019

Chỉ mới 23 tuổi nhưng em Hoàng Thị Duyên (1996), dân tộc Giáy, ở thôn 1, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã từng giành tới 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng tại các giải đấu cử tạ trong nước và quốc tế. Không chỉ là gương mặt trẻ đầy triển vọng của bộ môn cử tạ Việt Nam mà Duyên còn là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai.

Vận động viên Hoàng Thị Duyên tại Giải vô địch cử tạ thế giới năm 2018 tạiTurkmenistan. Vận động viên Hoàng Thị Duyên tại Giải vô địch cử tạ thế giới năm 2018 tại Turkmenistan.

Chỉ mới 23 tuổi nhưng em Hoàng Thị Duyên (1996), dân tộc Giáy, ở thôn 1, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã từng giành tới 4 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng tại các giải đấu cử tạ trong nước và quốc tế. Không chỉ là gương mặt trẻ đầy triển vọng của bộ môn cử tạ Việt Nam mà Duyên còn là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Lào Cai.

Sinh ra trong một đình thuần nông, không có ai theo sự nghiệp thể thao nhưng từ khi còn nhỏ, Hoàng Thị Duyên đã đam mê những môn thể thao thiên về sức mạnh và em đã “bén duyên” với bộ môn cử tạ.

Hoàng Thị Duyên chia sẻ, cơ duyên bắt đầu năm 2009, khi đó em đang học lớp 7-Trường THCS Đồng Tuyển, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai. Thầy Nguyễn Cao Hùng, huấn luyện viên của Trung tâm Thể dục-Thể thao (TDTT) tỉnh Lào Cai về trường đúng giờ ngoại khóa khi học sinh đang tập thể dục tại sân trường. Em may mắn được thầy chú ý và gặp riêng để kiểm tra những động tác cơ bản. Sau khi đến Trung tâm Huấn luyện TDTT Lào Cai để các thầy kiểm tra khả năng một lần nữa, Duyên được nhận vào Trung tâm để tập luyện môn cử tạ.

Khi ấy, Hoàng Thị Duyên mới 13 tuổi đã phải xa gia đình để đến Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT tỉnh tập luyện. Sau đó, em tham gia vào Đội tuyển cử tạ trẻ quốc gia tại Hà Nội để luyện tập và tham dự các cuộc thi đấu mang tầm khu vực và quốc tế. Duyên chia sẻ: “Phải xa nhà, xa bố mẹ, em rất nhớ gia đình và bạn bè. Trong quá trình tập luyện, em thường xuyên bị chấn thương nên có lúc cảm thấy nản, muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, trong lúc nản lòng, em lại nghĩ về sự cố gắng, nỗ lực của bản thân trong suốt thời gian tập luyện, nghĩ đến công lao dìu dắt và sự kỳ vọng của thầy Hùng đã tiếp thêm động lực để em trụ lại tập luyện, quyết tâm đạt thành tích cao nhất”.

Sau 10 năm nỗ lực quyết tâm luyện tập, thi đấu, Hoàng Thị Duyên đã trở thành “nhân tố vàng” của môn thể thao cử tạ khi liên tiếp ghi tên mình ở các giải đấu danh giá trong nước và quốc tế. Em đã giành được 1 Huy chương Vàng Giải vô địch cử tạ trẻ toàn quốc các năm 2015, 2016 tại Hải Phòng; Huy chương Bạc tại Giải vô địch cử tạ trẻ châu Á năm 2016 tại Nhật Bản; 1 Huy chương Vàng Giải vô địch cử tạ Quốc gia năm 2017 tại TP. Hồ Chí Minh; 1 Huy chương Bạc Giải vô địch cử tạ thế giới năm 2018 tại Turkmenistan ở hạng 59kg; 1 Huy chương Đồng Giải vô địch cử tạ châu Á năm 2019 tại Trung Quốc...

Là người trực tiếp phát hiện, dẫn dắt và theo sát từng bước đi của Duyên, Huấn luyện viên Nguyễn Cao Hùng, Trung tâm Huấn luyện TDTT tỉnh Lào Cai nhận xét: Đức tính quý nhất của Duyên là tự lập, kiên trì và chăm chỉ luyện tập, nhờ vậy, em tiếp thu nhanh và nắm vững chiến thuật cũng như các thao tác “chuẩn” của môn cử tạ, nhất là cử giật. Qua luyện tập, Duyên đã rèn bản thân tính tự tin và khát vọng vươn lên. Đây là điều kiện cần và đủ để một vận động viên có thể đạt thành tích cao trong những giải đấu lớn tầm cỡ khu vực và thế giới”.

Chia sẻ về kế hoạch của mình, Hoàng Thị Duyên đang cố gắng tăng cường tập luyện để tham gia Giải đấu vô địch cử tạ thế giới vào tháng 9/2019 và Seagames vào tháng 11/2019.

HOÀI DƯƠNG

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.