Toàn cảnh Hội nghịChủ trì Hội nghị có Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Vương Ngọc Hà. Hội nghị còn có sự tham dự của lãnh đạo Sở, ban, ngành của tỉnh Hà Giang và được kết nối trực tuyến đến UBND các huyện, thành phố trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc phát biểu tại Hội nghịPhát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc nhấn mạnh: Thời gian qua, cùng với nguồn lực của Trung ương, Hà Giang đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; góp phần nâng cao đời sống của người dân, phát triển hạ tầng và thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Thông qua Hội nghị lần này, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mong muốn từ kết quả trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719 giai đoạn I, Hà Giang sẽ có thêm kinh nghiệm, giải pháp để tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình trong giai đoạn II.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, để thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình tỉnh Hà Giang được giao 6.844.795 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương 6.390.495 triệu đồng (vốn đầu tư 3.463.890 triệu đồng; vốn sự nghiệp 2.425.552 triệu đồng). Đến thời điểm hiện tại, tổng số vốn giải ngân là 4.473.047 triệu đồng; đạt 73,15% kế hoạch, trong đó: Ngân sách Trung ương 4.351.631 triệu đồng; đạt 73,89% (vốn đầu tư 2.530.991 triệu đồng, đạt 73,07%; vốn sự nghiệp 1.820.640 triệu đồng, đạt 75,06%).
Hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất của các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong đó có thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc ngày một hoàn thiện nhờ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719Theo báo cáo của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh từ 42,85% năm 2021 xuống còn 25,93% cuối năm 2024 (giảm bình quân 5,38%/năm). Tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng DTTS bình quân ước đạt 7%/năm. Thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS đạt 40,2 triệu đồng/năm. Thôn biên giới có điện đạt chuẩn nông thôn mới đạt 86,82%. Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm. 100% số xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông.
Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp báo cáo tại Hội nghịViệc bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc luôn được chú trọng, tới nay 88,6% thôn, tổ dân phố vùng đồng bào DTTS có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng, trong đó 59,5% số thôn có đội văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
Các đại biểu phát biểu tham luận tại Hội nghị.Về công tác giáo dục, y tế: Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, tỷ lệ huy động trẻ 6 - 14 tuổi đến trường của tỉnh Hà Giang đều đạt trên 99%. Tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo đạt 61,2%. Duy trì 100% cơ sở y tế xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Số cặp kết hôn tảo hôn giảm từ 5,7% năm 2021 xuống còn 2,84% vào cuối năm 2024 (giảm bình quân 0,91%/năm). Tỉ lệ người dân vùng đồng bào DTTS được sử dụng nước sạch đạt 93%...
Tại Hội nghị, các đại biểu là lãnh đạo các Sở, ban, ngành đã tập trung thảo luận, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giai đoạn I, nhất là những kết quả đạt được và hạn chế, tốn tại trong thực hiện từng dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần; chỉ rõ các nội dung còn chậm hoặc vướng mắc cần tập trung tháo gỡ; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới để hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn I cũng như đề xuất những nội dung cụ thể Chương trình giai đoạn II, đặc biệt là việc xác định mục tiêu tổng quát và các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình; đề xuất cơ cấu, nội dung các dự án thành phần và nguồn vốn của Chương trình; các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình cho giai đoạn II…
Nhờ nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719, nhiều người dân là đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang được học nghề để phát triển kinh tếChủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc khẳng định, nhờ vào những chính sách hỗ trợ thiết thực và hiệu quả, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh của tỉnh, của đất nước.
Từ nay cho đến hết năm 2025 tỉnh Hà Giang tỉnh Hà Giang còn nhiều nhiệm vụ phải tiếp tục triển khai, trong bối cảnh toàn tỉnh đang tập trung thực hiện đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, bảo đảm hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả theo đúng chỉ đạo của Trung ương và của Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Trung ương. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc yêu cầu các địa phương, đơn vị cần có sự nỗ lực, quyết tâm cao.
Các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719 đang là nguồn động lực quan trọng giúp đồng bào DTTS Hà Giang vươn lên thoát nghèo.Chủ tịch UBND tỉnh Phan Huy Ngọc cũng đề nghị, sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao kế hoạch vốn bổ sung cho các huyện, đề nghị UBND các huyện phân bổ hết nguồn kinh phí trên cho UBND các xã để thuận tiện cho việc sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, UBND các xã bị sát nhập sẽ thực hiện bàn giao lại kinh phí được cấp cho UBND xã chính thức được thành lập theo tên gọi hành chính sau sắp xếp. Các đơn vị được giao dự toán tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình, phấn đấu đến 31/12/2025 giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao.
Về đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II, sau khi có văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh Hà Giang giao cho cơ quan Thường trực chương trình, phối hợp với các đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, xây dựng đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình; dự kiến về cơ cấu, nội dung các dự án thành phần và nguồn vốn của Chương trình; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện Chương trình giai đoạn 2026 - 2030 bảo đảm sát với tình hình thực tiễn của địa phương.