Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Hà Nội: Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở vùng DTTS và miền núi

Thanh Hà - CĐ - 19:54, 27/07/2021

Với sự vào cuộc quyết liệt của hệ thống chính trị các cấp, các thiết chế và thông tin truyền thông... đã nâng cao ý thức phòng, chống đại dịch Covid-19 đối với đồng bào vùng DTTS và miền núi Thủ đô, qua đó góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc đẩy lùi đại dịch.

Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng (người đeo kính, đứng giữa) kiểm tra chốt phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Phụng Châu
Bí thư Huyện ủy Chương Mỹ Nguyễn Văn Thắng (người đeo kính, đứng giữa) kiểm tra chốt phòng, chống dịch Covid-19 tại xã Phụng Châu

Ngày 22/7 vừa qua, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), đã ghi nhận 1 trường hợp F1 là N.T.H (sinh năm 1975, ở thôn Long Châu Sơn). Trường hợp này tiếp xúc với F0 ở Khu đô thị Dương Nội, phường La Khê, quận Hà Đông. Ngày 23/7, bệnh nhân N.T.H đã được Trung tâm Y tế huyện Chương Mỹ đưa đi cách ly y tế tập.

Liên quan đến bệnh nhân N.T.H, xã Phụng Châu đã xác định 11 người là F2 và đã ra quyết định cách ly y tế tại nhà. "Xã Phụng Châu đã lập chốt và phân công lực lượng trực tại 4 chốt ở thôn Long Châu Sơn, 5 chốt tại thôn Phương Bản...", Chủ tịch UBND xã Phụng Châu Vương Danh Quang cho biết.

"Là cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 tại cơ quan. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, thành lập đoàn công tác đi kiểm tra và thường xuyên nắm tình hình phòng, chống dịch bệnh ở các xã vùng DTTS và miền núi, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên địa bàn Thủ đô".





Ông Nguyễn Tất Vinh Trưởng Ban Ban Dân tộc TP. Hà Nội

Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, công tác phòng, chống dịch tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được chú trọng. Các địa phương xác định, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, đoàn thể tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Thành phố về công tác phòng, chống dịch được triển khai đầy đủ, kịp thời. Các huyện, xã vùng DTTS và miền núi đã thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

Vào những thời gian cao điểm, các xã vùng DTTS và miền núi đã dừng các hoạt động lễ hội, các hoạt động thể thao tập trung đông người. Các địa phương mở đường dây nóng, thành lập tổ cấp cứu lưu động; thiết lập các khu vực cách ly, điều trị, chăm sóc cho người mắc bệnh tại cơ sở y tế. Tăng cường kiểm soát việc cung ứng các trang thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh tình trạng tích trữ, tăng giá; xử phạt nghiêm đối với các trường hợp vi phạm; kiểm soát, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh; đặc biệt là những người đến từ vùng dịch và vùng có nguy cơ, người nước ngoài vào địa bàn và người Việt Nam từ nước ngoài trở về.

Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh với nhiều hình thức như: Cung cấp báo in; phát trên loa truyền thanh; tuyên truyền bằng xe lưu động; phát tờ rơi; treo băng zôn, pa nô, áp phích… 

Bên cạnh đó, các địa phương đã tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân hiểu rõ về nguy cơ, trách nhiệm, nghĩa vụ và thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về phòng, chống đại dịch. Thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình số người đi lao động, học tập, du lịch... từ nước ngoài và các vùng có dịch trở về địa phương; thực hiện việc báo cáo kịp thời diễn biến tình hình phòng, chống dịch tại địa phương.

Hiện nay, người dân ở các xã vùng DTTS và miền núi của Thủ đô đã quen với tiếng loa truyền thanh vang lên mỗi ngày, chuyển tải những nội dung về đại dịch Covid-19, cách phòng tránh dịch bệnh, việc hạn chế tụ tập đông người... Người dân cũng quen với những chiếc xe lưu động len lỏi vào từng đường làng, ngõ xóm để tuyên truyền cách phòng, chống dịch Covid-19.

 Ở nhiều thôn, xã các cán bộ và lực lượng thanh niên đã đến từng nhà người dân để phát tờ rơi, đồng thời hướng dẫn người dân cách phòng, chống dịch với những nội dung ngắn gọn, gần gũi và phù hợp với trình độ nhận thức của bà con.

Mô hình tuyên truyền bằng loa di động của Đoàn viên thanh niên huyện Mỹ Đức
Mô hình tuyên truyền bằng loa di động của Đoàn viên thanh niên huyện Mỹ Đức

Tại huyện Mỹ Đức, Ban Thường vụ Huyện đoàn đã triển khai 22 Đội hình Thanh niên xung kích 3 - 5 - 2 (3 ca/ngày; tuyên truyền 5K và các văn bản chỉ đạo, các nội dung phòng chống đại dịch COVID -19; 2 thành viên/đội tuyên truyền) tới 22 xã, thị trấn. Tuyển chọn thanh niên tình nguyện, sẵn sàng cùng với các lực lượng tại địa phương tham gia các điểm trực chốt phòng chống dịch trên địa bàn huyện, trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.

Huyện đoàn đã tổ chức cấp phát hơn 100.000 tờ rơi tuyên truyền và 450 poster tuyên truyền trực quan về công tác phòng, chống đại dịch Covid -19, với mục đích đa dạng các hình thức tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống đại dịch trên địa bàn. Ngoài tuyên truyền các nội dung trên không gian mạng qua facebook, Fanpage, zalo...thì việc tuyên truyền lưu động; tuyên truyền trực quan pano, poster... được Đoàn thanh niên các cấp đặc biệt quan tâm thực hiện triệt để, nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền. 

Với các hình thức tuyên truyền sinh động, linh hoạt... đã giúp người dân nắm bắt đầy đủ, kịp thời về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, cách phòng, chống dịch bệnh, đồng thời nâng cao ý thức tự phòng dịch bệnh, không hoang mang, chủ quan.

Tin cùng chuyên mục
Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Quỳ Châu (Nghệ An): Kết quả tích cực từ giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.