Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Hà Nội: Học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 được ăn bán trú

Hồng Phúc - 20:36, 31/03/2022

Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch Covid-19 tại địa phương, trên cơ sở kế hoạch tổ chức và nhu cầu hoạt động bán trú của các trường, các cơ sở giáo dục, xem xét và quyết định cho phép các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn được tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh từ khối 7 - 12 khi học trực tiếp.

Bảo đảm việc học tập của học sinh trong tình hình mới, nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. (Ảnh minh họa)
Bảo đảm việc học tập của học sinh trong tình hình mới, nhưng phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn phòng, chống dịch. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, học sinh các khối lớp từ 7 - 12 của Hà Nội đã đến trường học trực tiếp. Tuy nhiên, công tác bán trú vẫn chưa được tổ chức phần nào gây khó khăn cho phụ huynh trong việc đưa đón, lo bữa ăn cho con. Do đó, việc tổ chức bán trú là rất cần thiết, đáp ứng sự mong mỏi của phụ huynh, tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh, học sinh đến trường trong điều kiện bình thường mới.

Theo đó, công tác này triển khai thực hiện dựa theo hướng dẫn tại Quyết định số 543/QĐÐ-BGDĐT ngày 23/2/2022 của Bộ GD&ĐT về phê duyệt sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong trường học (sửa đổi, bổ sung lần 2) và Hướng dẫn liên ngành số 489/HDLN-SGDĐT-SYT ngày 28/2/2022 của Sở GD&ĐT, Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch bảo đảm thích ứng, an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19 khi học sinh trở lại trường học.

Sở GD&ĐT lưu ý, việc tổ chức hoạt động bán trú phải thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh. Các trường, các cơ sở giáo dục phải thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành Y tế và ngành GD&ĐT, trong đó bảo đảm theo nguyên tắc hạn chế giao lưu, tiếp xúc giữa các học sinh trong cùng lớp và giữa các lớp.

Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trường, các cơ sở giáo dục trên địa bàn và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện. Thủ trưởng các trường, các cơ sở giáo dục thông báo kịp thời đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết các nội dung trên.

Các trường, các cơ sở giáo dục căn cứ vào tình hình và điều kiện của từng đơn vị xây dựng phương án tổ chức hoạt động bán trú khi học sinh đi học trực tiếp để đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục của đơn vị và nguyện vọng của phụ huynh học sinh, chủ động báo cáo và xin ý kiến phê duyệt của UBND các quận, huyện, thị xã.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.