Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Hàm Yên nỗ lực taọ việc làm cho người lao động để giảm nghèo bền vững

Hà Linh - 18:39, 03/12/2024

Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.


Lãnh đạo UBND huyện Hàm Yên, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long ký kết hợp tác.
Lãnh đạo UBND huyện Hàm Yên, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Cung ứng nhân lực Hoàng Long ký kết hợp tác

Ngay từ đầu năm, nhiều giải pháp, hoạt động được triển khai đã tạo ra cơ hội mới để người lao động được tiếp cận với trình độ khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả trong lao động sản xuất.

Ngày 20/10 vừa qua, tại Trường Trung học Phổ thông Hàm Yên, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Hàm Yên tổ chức Phiên giao dịch việc làm năm 2024. Tham gia phiên giao dịch việc làm có hơn 1.000 người lao động là đoàn viên, học sinh, sinh viên trên địa bàn huyện Hàm Yên. Tại phiên giao dịch có gần 30 doanh nghiệp, đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia đã cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng; nhu cầu đào tạo nghề và tư vấn về thị trường lao động trong nước, thị trường xuất khẩu lao động tại một số nước với nhiều lĩnh vực, ngành nghề, như: May mặc, da giày, xây dựng, vận tải, du lịch, cơ khí… Người lao động trên địa bàn Hàm Yên ngày càng có nhiều lựa chọn, nhiều lao động đã đăng ký đi làm việc và có thu nhập ổn định.

Tham gia nhiều phiên giao dịch việc làm, gia đình anh Bàn Văn Luân, Nguyễn Thị Hồng Nhung ở xã Tân Thành quyết định đi xuất nhập khẩu (XKLĐ). Anh Luân chia sẻ: Tôi đã tìm hiểu, tham khảo cũng như được tư vấn kỹ lưỡng của các công ty XKLĐ, tôi tin rằng đây là cơ hội để tôi có thể học hỏi và nắm bắt được các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng lực cho bản thân đồng thời để phát triển kinh tế gia đình mình.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Hàm Yên.
Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với các đơn vị tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Hàm Yên

Huyện Hàm Yên coi xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Công tác quản lý đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian qua được huyện Hàm Yên chỉ đạo sát sao. Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện có 56 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đạt 56% kế hoạch năm. Trong đó, 11 lao động được hỗ trợ chính sách với tổng số tiền hỗ trợ là 756 triệu đồng.

Từ nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG), trong đó có Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, năm 2023 huyện đã tổ chức 23 lớp đào tạo nghề cho gần 800 học viên. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Hàm Yên đạt 65%, trong đó qua đào tạo nghề đạt 44,2%. 6 tháng đầu năm 2024, Hàm Yên tạo việc làm cho hơn 1.900 lao động.

Công tác tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin về thị trường lao động trên địa bàn huyện Hàm Yên cũng đã có nhiều đổi mới. Ngoài cung cấp thông tin qua cách truyền thống tại các bảng tin của các xã, thị trấn, đơn vị trên địa bàn tỉnh thì trên các cổng thông tin điện tử, nền tảng xã hội như zalo, facebook của các cơ quan, đơn vị hiện nay đều chia sẻ, đăng tải các thông tin về chính sách thu hút đầu tư của tỉnh, thị trường lao động, việc làm để người dân dễ dàng tiếp cận.

Doanh nghiệp trực tiếp tham gia tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm tại Hội chợ việc làm huyện Hàm Yên năm 2024.
Doanh nghiệp trực tiếp tham gia tuyên truyền, tư vấn giới thiệu việc làm tại Hội chợ việc làm huyện Hàm Yên năm 2024

Thời gian tới, Hàm Yên tiếp tục tập trung triển khai có hiệu quả chính sách đào tạo nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động nghèo; chú trọng thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và học nghề ở các xã vùng tái định cư, vùng ít đất sản xuất. Đồng thời, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ lao động tham gia thị trường lao động; đổi mới công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, đẩy mạnh các giải pháp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; tạo việc làm tại chỗ thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội…

Giai đoạn 2024-2029, huyện đề ra mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia giảm bình quân từ 2-3%/năm. Trong đó tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào DTTS giảm bình quân là 2,5%/năm; số lao động qua đào tạo là người DTTS trên 46.000 người, chiếm 70%; giải quyết việc làm cho trên 12.000 người DTTS.

Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.