Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Môi trường sống

Hàng chục ha rừng ngập mặn mới trồng ở Hà Tĩnh chết trắng: Chờ ý kiến Bộ để trồng lại

Nguyễn Thanh - 09:38, 29/09/2020

Rất nhiều diện tích rừng ngập mặn mới trồng tại một số địa phương ở tỉnh Hà Tĩnh đã bị chết trắng do loài giáp xác phá hoại. Hiện tại, địa phương đang chờ ý kiến cụ thể của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về phương án trồng bổ sung, thời điểm trồng và hướng xử lý đối với loài giáp xác phá hoại.

Nhiều diện tích cây bần mới trồng đã chết ở xã Thạch Môn (sau sáp nhập là xã Đồng Môn)
Nhiều diện tích cây bần mới trồng đã chết ở xã Thạch Môn (sau sáp nhập là xã Đồng Môn)

Tháng 11 năm 2018, Dự án Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đô thị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh (IWMC) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh (BQLDA) làm chủ đầu tư được triển khai. Đây là dự án trồng thí điểm 25ha rừng bần ngập mặn tại xã Thạch Môn và Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh từ nguồn tài trợ không hoàn lại của Vương quốc Bỉ và vốn đối ứng.

Dự án này là một trong những công trình ưu tiên của Hà Tĩnh được triển khai nhằm phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn; bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. 

Đến tháng 8/2019, trên cây trồng xuất hiện loài giáp xác phá hoại thông qua đục rỗng thân làm cây chết. Ông Nguyễn Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Môn (sau sát nhập là xã Đồng Môn), TP. Hà Tĩnh cho biết: Diện tích cây bần bị chết nhiều. Đây là dự án trồng rừng ngập mặn IWMC chưa bàn giao cho địa phương.

Theo báo cáo của BQLDA, tính đến 22/5/2020 tại xã Thạch Môn: Lô trồng mới 7ha có tỷ lệ cây chết 30%, lô 13ha tỷ lệ cây chết từ 60-90% theo từng vùng; tại xã Thạch Hạ: Lô 5ha có tỷ lệ cây chết 30%. Theo tính toán sơ bộ, tỷ lệ cây chết tại các xã Thạch Môn, Thạch Hạ là 11,2ha. Đáng chú ý, trong tỷ lệ cây còn sống bị loài giáp xác phá hoại chiếm số lượng lớn. 

Ông Đào Xuân Hiên, Giám đốc quản lý dự án trồng mới, phục hồi và bảo vệ rừng ngập mặn ven biển thuộc BQLDA cho biết: Tổng vốn đầu tư của Dự án khoảng 8 tỷ đồng. Số cây chết tại rừng ngập mặn thuộc trách nhiệm của nhà thầu. Theo ông Hiên, Dự án trồng rừng ngập mặn sau 4 năm mới bàn giao cho địa phương. Qua từng năm, nếu cây chết phải tiến hành trồng dặm bổ sung và khi bàn giao phải có tỷ lệ cây sống 50% trở lên mới đạt yêu cầu. “Hiện tại, đơn vị thi công đã xin trồng bổ sung nhưng UBND tỉnh chưa đồng ý. Hiện tượng cây chết do loài giáp xác tấn công lần đầu xuất hiện nên tỉnh chưa có biện pháp phòng trừ, xử lý mà còn chờ xin ý kiến của Bộ NN&PTNT về vấn đề này”, ông Hiên nói thêm.

Tin cùng chuyên mục