Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn đọc

Hàng trăm công trình nước sinh hoạt ở miền núi hư hỏng, bỏ hoang

PV - 09:35, 08/06/2018

Trong những năm qua, 11 huyện miền núi Thanh Hóa được đầu tư xây dựng hơn 400 công trình nước sạch bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động, hơn một nửa số các công trình dân sinh ấy bị bỏ hoang, hư hỏng, không phát huy được hiệu quả.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, hiện ở khu vực miền núi có hơn 100 công trình bị hư hỏng phải ngừng hoạt động, gần 140 công trình kém chất lượng, bị hư hỏng đường ống, bể chứa. Điển hình như huyện Quan Hóa có 27 công trình , huyện Quan Sơn có 20 công trình, huyện Thường Xuân có 13 công trình, huyện Lang Chánh có 15 công trình ngừng hoạt động…

Đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiểm tra một số bể nước không phát huy hiệu quả tại khu vực miền núi Thanh Hóa. Đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh kiểm tra một số bể nước không phát huy hiệu quả tại khu vực miền núi Thanh Hóa.

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại huyện Lang Chánh có khoảng 40 công trình nước sinh hoạt tập trung. Trong đó, có tới hơn 40% công trình đã bị hư hỏng, bỏ hoang. Số còn lại, hầu hết không đảm bảo công năng để đáp ứng được nhu cầu cung cấp nước sinh hoạt cho người dân theo thiết kế.

Cụ thể, công trình nước sinh hoạt tập trung tại làng Oi, xã Quang Hiến, được xây dựng năm 2012, bằng nguồn vốn Chương trình 134, tổng mức đầu tư 1 tỷ đồng. Theo thiết kế, công trình nước sạch này sau khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết tốt nhu cầu nước sinh hoạt cho toàn bộ dân làng Oi. Tuy nhiên, các bể nước của công trình sau khi đưa vào khai thác, sử dụng được 3 tháng rồi bỏ hoang do không có nước.

Tương tự, công trình nước sạch sinh hoạt tập trung tại bản Ngọc Trà và bản Mơ, huyện Thường Xuân được đầu tư xây dựng năm 2008 bằng nguồn vốn Chương trình 134 hàng tỷ đồng. Nhưng từ khi hoàn thành đến nay, công trình không thể sử dụng do bể không có nước, đường ống dẫn không bao lâu đã bị vỡ, hư hỏng…

Với kiểu hàng loạt công trình nước sạch sinh hoạt tập trung xây cho có, không phát huy được hiệu quả ở các huyện miền núi Thanh Hóa thời gian qua, khiến cho người dân từ mong ngóng, chờ đợi được hưởng lợi từ sự quan tâm của Nhà nước đã đi đến thất vọng. Ông Cầm Bá H ở bản Mơ, xã Luận Khê, huyện Thường Xuân ngao ngán: “Công trình nước sạch ở đây họ xây cho có thế thôi, chứ có sử dụng được đâu, Nhà nước đầu tư cho dân, nhưng dân thì vẫn khô khát”.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nguyên nhân các công trình kém hiệu quả, là do công tác khảo sát, thiết kế và lập dự án chưa phù hợp với đặc điểm địa hình, địa chất và nguồn nước nên chất lượng nước không bảo đảm; không đủ nước cung cấp theo thiết kế... Một nguyên nhân khác là do vai trò chủ đầu tư và quản lý ở cấp xã còn yếu kém; ý thức người dân trong sử dụng công trình còn hạn chế… chính vì vậy nhiều công trình mới vận hành được một thời gian đã hư hỏng xuống cấp.

Còn một thực tế nữa, các công trình nước sạch được hỗ trợ tại các địa phương có công trình do tỉnh, huyện làm chủ đầu tư, có công trình do xã làm chủ đầu tư. Khi công trình xuống cấp, thì tình trạng “đưa đẩy” trách nhiệm cũng khá phổ biến. Đặc biệt, là các công trình do Trung tâm nước sạch tỉnh làm chủ đầu tư, vì phần lớn các công trình này, huyện chỉ được nhận thông báo địa điểm xây dựng và bàn giao sử dụng, cho nên mối liên hệ giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương trong chỉ đạo, quản lý, thực hiện chưa chặt chẽ...

Được biết, trước thực tế này, tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương phải rà soát lại số lượng, chất lượng và hiệu quả sử dụng, từ đó, đánh giá sát, tính hiệu quả đầu tư các công trình nước sạch trên địa bàn; đồng thời đề xuất danh mục đầu tư cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nguyện vọng của nhân dân.

Được biết, với hơn 400 công trình nước sạch, tập trung ở 11 huyện miền núi Thanh Hóa, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, mỗi công trình từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng. Đây là một con số không hề nhỏ khi Nhà nước đã bỏ ra đầu tư cho người dân vùng khó xứ Thanh, nhưng địa phương đã không phát huy được hiệu quả.

QUỲNH TRÂM

Tin cùng chuyên mục
Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Đăk Hà (Kon Tum) hỗ trợ bò sinh sản nhưng khi nhận lại là “bê”: Cấp 108 con nhưng chỉ thanh tra 62 con

Thanh tra huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã có Kết luận thanh tra về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2023 tại xã Ngọk Wang, với tổng số 62 con bò đã được cấp. Vậy 46 con bò thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững được triển khai cùng thời điểm liệu có cấp đúng, đủ trọng lượng hay không mà không tổ chức thanh tra? Đó là điều mà dư luận quan tâm hiện nay.