Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Người có uy tín

Hạnh phúc là được dân tin, dân quý

Thanh Huyền - 06:51, 04/11/2020

“Được dân tin, dân quý, dân bình chọn Người có uy tín là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chúng tôi. Nên phải cố gắng giúp được nhiều việc cho cộng đồng và vì sự phát triển của quê hương”. Đó là chia sẻ của bà Mua Thị Sày, dân tộc Mông, Người có uy tín thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang).

Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hà Giang chia sẻ, trò chuyện tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020.
Người có uy tín tiêu biểu tỉnh Hà Giang chia sẻ, trò chuyện tại Hội nghị biểu dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Hà Giang giai đoạn 2018 - 2020.

Tỉnh Hà Giang hiện có 1.978 Người có uy tín, thuộc 16 thành phần dân tộc. Đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã có nhiều đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), nhất là trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất tập trung; ứng dụng hiệu quả các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất…

Nhiều Người có uy tín đã trở thành tấm gương sáng về phát triển kinh tế ở cơ sở, tiêu biểu như: Ông Hà Văn Nhớ, dân tộc Tày tại thôn Lung Cu, xã Quang Minh; bà Mua Thị Sày, thôn Mã Pì Lèng, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc; ông Viên Thế Cường, thôn Nà Vìn, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ...

Là Người có uy tín thôn Kẹt B, xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, ông Thào Nhìa Sử, dân tộc Mông cho biết: Thôn Kẹp B là thôn vùng cao đặc biệt khó khăn của xã Minh Sơn, với 92 hộ, 602 khẩu. Thôn có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống, trong đó có 24 hộ nghèo, chiếm 26,1%. Phần lớn diện tích đất ở thôn Kẹp B là đồi núi hiểm trở, diện tích đất nông nghiệp trong thôn hạn hẹp không còn đủ đất để canh tác. “Tôi đã tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chuyển đổi canh tác lạc hậu sang tập trung vào các mô hình phát triển kinh tế như: Trồng cỏ nuôi bò nhốt, chăn nuôi lợn đen và gia súc, gia cầm khác và trồng rừng kinh tế”, ông Sử cho biết.

Nhờ nỗ lực đó, hiện nay đồng bào DTTS thôn Kẹp B đã trồng mới được trên 20ha cỏ voi, nuôi trên 300 con bò, trung bình là 4 - 5 con/hộ và hàng nghìn con gia súc, gia cầm các loại. Trồng mới và chăm sóc trên 3ha rừng hiện có. Nâng tổng thu nhập bình quân đầu người trong thôn lên 15 triệu đồng/người/năm. Bà con đã chủ động hiến đất mở rộng được 3km đường giao thông nông thôn và tu sửa đổ bê tông mở rộng 800m, di chuyển 15 chuồng trại chăn nuôi ra xa nhà ở xây 15 nhà vệ sinh kiên cố...

Từ thực tế hoạt động, Người có uy tín trên địa bàn tỉnh thực sự là “cánh tay nối dài” của Đảng, chính quyền trong tiến trình xây dựng quê hương Hà Giang giàu đẹp. Họ đã tích cực vận động đồng bào chấp hành quy ước, hương ước; ăn, ở hợp vệ sinh; vận động Nhân dân xóa bỏ các hủ tục, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát huy vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc...

Cùng với đó, từ năm 2018 đến nay, đội ngũ Người có uy tín Hà Giang đã cung cấp cho các đơn vị Biên phòng 456 tin liên quan đến an ninh, trật tự, góp phần xử lý 722 vụ việc, phối hợp tuyên truyền, vận động được 107 tập thể, 856 cá nhân đăng ký tham gia tự quản đường biên, mốc giới...

Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.