Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả mô hình tôm – lúa ở Thới Bình

Hà Anh - 15:55, 11/11/2021

Hiện nay, tổng diện tích nuôi tôm của huyện Thới Bình (Cà Mau) là hơn 50.000 ha. Trong đó có gần 50% diện tích được nông dân cải tạo gieo cấy 1 vụ lúa và xen canh tôm càng xanh. Tôm - lúa ngày càng chứng minh tính hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân.

Huyện Thới Bình đã có kế hoạch tăng tỷ lệ nuôi tôm, trồng lúa chất lượng cao trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương
Huyện Thới Bình đã có kế hoạch tăng tỷ lệ nuôi tôm, trồng lúa chất lượng cao trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương

Hơn 5 năm qua, huyện Thới Bình xây dựng các mô hình điểm nuôi tôm quảng canh cải tiến, trồng lúa sạch, lúa hữa cơ chất lượng cao và nuôi xen canh tôm càng xanh trên ruộng lúa, với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Bình quân, nông dân thu hoạch thuỷ sản đạt hơn 41.000 tấn/năm, sản lượng lúa hơn 55.000 tấn/năm. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,55% (khoảng hơn 600 hộ), hộ khá giàu tăng, chiếm 72%. Đây là tín hiệu vui cho công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện trong những năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Hoàng Bạo, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết, thời gian qua, Sở NN&PTNT cùng các ngành chức năng, chuyên môn đã đầu tư hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống chất lượng cao và xây dựng các mô hình điểm nhân rộng cho nông dân nhằm nâng cao chất lượng tôm sạch, lúa sạch.

Theo đó, các chương trình, dự án đã được triển khai trên địa bàn các xã như: Trí Lực, Trí Phải, Biển Bạch Đông, Tân Bằng, Biển Bạch và xã Thới Bình, với hơn 20,000 ha, tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng.

“Với hiệu quả thực tế của mô hình, huyện Thới Bình đã có những kế hoạch lâu dài, tăng tỷ lệ nuôi tôm, trồng lúa chất lượng cao trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương” - Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cho biết thêm.

(Bài viết thuộc chuyên đề Khuyến nông với đồng bào DTTS)

Tin cùng chuyên mục
Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Phiên chợ tiền tỷ của người Xơ Đăng

Từ ngàn xưa, cây sâm Ngọc Linh được đồng bào Xơ Đăng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam rất trân quý, gọi là cây “thuốc giấu”, và xem đó là món quà do Giàng (Trời) ban để bồi bổ sức khoẻ cũng như chữa bệnh. Ngày nay đã thành thông lệ, mỗi tháng một lần, những phiên chợ sâm Ngọc Linh “độc nhất vô nhị” đã thu hút các đại gia từ mọi miền đất nước đổ về tìm mua sâm. Đây cũng là dịp để những “tỷ phú xứ núi” gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm trồng cây “thuốc giấu”.