Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Hiệu quả nguồn vốn ủy thác địa phương cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách

Mai Hương - 11:01, 29/02/2024

Những năm qua, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua nguồn Ngân sách ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH). Qua đó, đã trợ lực cho người dân vươn lên để phát triển kinh tế, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

UBND quận Nam Từ Liêm là một trong những quận đầu tiên của thành phố Hà Nội đã bố trí hơn 100 tỷ đồng ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận để hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất kinh doanh.
UBND quận Nam Từ Liêm là một trong những quận đầu tiên của thành phố Hà Nội đã bố trí hơn 100 tỷ đồng ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận để hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất kinh doanh.

Gia đình chị Trần Thị Hằng ở tổ dân phố 2, phường Phú Đô (Nam Từ Liêm) là một trong những hộ tiêu biểu trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ủy thác của địa phương qua Ngân hàng CSXH. Nhờ được hỗ trợ cho vay 100 triệu đồng từ Chương trình cho vay giải quyết việc làm, cùng với nguồn vốn của gia đình tự có, năm 2022, gia đình chị đã đầu tư mua máy ép bột, máy xay bột để sản xuất bún theo dây chuyền hiện đại. Đến nay, trung bình mỗi ngày, gia đình chị sản xuất ra 2-2,5 tấn bún cung cấp cho thị trường quanh khu vực phường Phú Đô, doanh thu bình quân trên 2 tỷ/năm. Đồng thời, giải quyết việc làm ổn định cho 3 lao động trong gia đình và 3 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình từ 4-6 triệu đồng/tháng.

Cũng như chị Hằng, gia đình chị Nguyễn Thị Huyền ở tổ dân phố 1, phường Phú Đô cũng được hưởng lợi từ nguồn vốn ủy thác địa phương.

Chị Huyền cho biết: Năm 2020, gia đình chị được ngân hàng CSXH cho vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân sách quận ủy thác. Với số tiền đó, chị đã đầu tư kinh doanh cà phê. Nhưng trong đợt dịch Covid-19, quán cà phê của chị bị cháy nên tổn thất nặng nề. Từ khó khăn đó, năm 2022, chị được Ngân hàng CSXH tiếp tục cho vay 100 triệu đồng để vực dậy quán cà phê. Nhờ đó, đến nay, ngoài tạo việc làm ổn định cho hai vợ chồng, chị còn giải quyết việc làm ổn định cho 2 lao dộng với mức thu nhập 17.000 - 20.000 đồng/giờ. Gia đình chị trở thành tấm gương tiêu biểu trên địa bàn.

Bà Trần thị Cúc ở phường Phú Đô (ngoài cùng bên trái) đang vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm thời hạn vay 24 tháng để đầu tư sản xuất bún, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Bà Trần thị Cúc ở phường Phú Đô (ngoài cùng bên trái) đang vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm thời hạn vay 24 tháng để đầu tư sản xuất bún, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Không chỉ gia đình chị Hằng, chị Huyền, từ nguồn vốn Ngân sách ủy thác đã giúp nhiều hộ nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn quận đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giúp người dân thoát nghèo bền vững và làm giàu chính trên địa bàn quận.

UBND quận Nam Từ Liêm là một trong những quận đầu tiên của thành phố Hà Nội đã bố trí hơn 100 tỷ đồng ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH quận Nam Từ Liêm để hỗ trợ người dân vay vốn sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng CSXH quận Nam Từ Liêm đã giúp 1.281 hộ gia đình tại 10/10 phường trên địa bàn quận được vay vốn. Nhờ nguồn vốn ưu đãi, các hộ gia đình đã mở rộng sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập, đời sống từng bước được cải thiện; mỗi năm bình quân giải quyết cho hàng nghìn lao động có việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Sỹ Tuân, Giám đốc Ngân hàng CSXH quận Nam Từ Liêm cho biết: Trong những năm qua, nguồn vốn ủy thác của UBND quận dành cho tín dụng chính sách ngày càng tăng. Tính đến hết tháng 2/2024, nguồn vốn ủy thác của quận Nam Từ Liêm chuyển sang đạt 101,388 tỷ đồng. Hiện tại có 1.360 khách hàng vay vốn từ nguồn vốn ngân sách quận, tạo việc làm duy trì mở rộng việc làm là 1.388 lao động.

Sự tăng trưởng nguồn vốn nhận ủy thác tại địa phương trong thời gian gần đây đã thể hiện sự quan tâm rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH quận, sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các ban, ngành, đơn vị liên quan trong việc tập trung, huy động nguồn vốn để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 

Nguồn vốn được triển khai kịp thời, đúng đối tượng thụ hưởng, đã phát huy hiệu quả trong việc triển khai các chương trình, mục tiêu của quận Nam Từ Liêm về giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. 

Kết quả đó đã được cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp ghi nhận, đánh giá cao, qua đó tin tưởng và tiếp tục bố trí ngân sách chuyển bổ sung vốn sang Ngân hàng CSXH hàng năm.

Tại các Điểm giao dịch xã, Ngân hàng CSXH niêm yết công khai về các chính sách, các chương trình tín dụng chính sách, các quy trình, thủ tục giải quyết công việc ... của Ngân hàng CSXH.
Tại các Điểm giao dịch xã, Ngân hàng CSXH niêm yết công khai về các chính sách, các chương trình tín dụng chính sách, các quy trình, thủ tục giải quyết công việc ... của Ngân hàng CSXH.

Để tiếp tục phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội tham gia vào công cuộc giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thời gian tới Ngân hàng CSXH quận Nam Từ Liêm tiếp tục tham mưu cho Quận ủy, HĐND, UBND Quận tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư. Trong đó quan tâm, tăng cường bổ sung nguồn vốn địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để triển khai cho vay các chương trình tín dụng dành cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn quận.

Tính đến nay, tổng dư nợ các chương trình tín dụng Ngân hàng CSXH quận Nam Từ Liêm đang triển khai đạt 344 tỷ đồng. Đặc biệt, trong gần 10 năm liền trên địa bàn quận Nam Từ Liêm không phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn, chất lượng tín dụng luôn được đảm bảo, hộ vay trả nợ gốc và lãi đầy đủ đúng thời hạn.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.